Lần đầu phát hiện loài động vật trên Trái đất không hề thở

Lần đầu phát hiện loài động vật trên Trái đất không hề thở

Các nhà khoa học đặt tên cho loài sinh vật này là Henneguya salminicola (H.salminicola), một dạng ký sinh nhỏ bé chứa ít hơn 10 tế bào sống, chúng thường ký sinh trong mô cơ của cá hồi. Tuy nhiên khác với các loài ký sinh khác, H.salminicola là sinh vật đa bào đầu tiên có thể sống mà không cần tới hệ hô hấp.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Science, loài sinh vật này đã “tiến hóa” để mất đi các mô, tế bào thần kinh, cơ và cả khả năng thở.

Các nhà khoa học cho rằng, H.salminicola đã tiến hóa ngược, từ sinh vật đa bào trở thành đơn bào. Mà nhờ đó chúng có thể phát triển nhanh và mạnh hơn do có bộ gen nhỏ nhất trong thế giới động vật.

Một phân tích vi mô và về bộ gen của sinh vật cho thấy, không giống như tất cả các loài động vật được biết đến khác, H.salminicola không có bộ gen ty thể - phần DNA nhỏ nhưng rất quan trọng được lưu trữ trong ty thể của động vật bao gồm các gen chịu trách nhiệm cho khả năng hô hấp.

Giống như nhiều ký sinh trùng thuộc lớp myxozoa - một nhóm sinh vật bơi siêu nhỏ, đơn giản có họ hàng xa với loài sứa - H.salminicola có thể đã từng trông rất giống tổ tiên sứa của nó nhưng dần dần tiến hóa và mất sạch các đặc điểm đa bào từ tổ tiên.

“Chúng mất mô, tế bào thần kinh, cơ bắp, tất cả mọi thứ. Và bây giờ chúng tôi phát hiện chúng còn mất cả khả năng thở”, đồng tác giả nghiên cứu Dorothée Huchon, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Tel Aviv ở Israel, nói với Live Science.

Sự đơn giản hóa về mặt di truyền này có khả năng tạo ra lợi thế cho các ký sinh trùng như H.salminicola, loài phát triển mạnh bằng cách sinh sản càng nhanh và càng thường xuyên càng tốt. Myxozoans có một số bộ gen nhỏ nhất trong vương quốc động vật, làm cho chúng có hiệu quả cao.

Trong khi H.salminicola tương đối lành tính, các ký sinh trùng khác trong cùng họ đã từng lây nhiễm và quét sạch toàn bộ nguồn cá, khiến chúng trở thành mối đe dọa cho cả cá và ngư dân đánh bắt thương mại.

Khi được nhìn thấy bật ra khỏi thịt của một con cá trong các bong bóng màu trắng, H.salminicola trông giống như một loạt các đốm đơn bào. Chỉ có bào tử của ký sinh trùng này mới cho thấy sự phức tạp.

Khi nhìn dưới kính hiển vi, những bào tử này trông giống như các tế bào tinh trùng màu xanh với hai đuôi và một đôi mắt hình bầu dục, giống như mắt người ngoài hành tinh.

“Động vật luôn được cho là các sinh vật đa bào với rất nhiều gen tiến hóa ngày càng phức tạp hơn. Ở đây, chúng tôi thấy một sinh vật đi ngược lại hoàn toàn. Chúng đã tiến hóa ngược để gần như trở thành đơn bào” - Huchon cho biết thêm.

Vậy, làm thế nào để H.salminicola có được năng lượng nếu nó không thở? Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn cho câu trả lời của họ.

Theo Huchon, các ký sinh trùng tương tự khác có protein có thể hút ATP (về cơ bản, năng lượng phân tử) trực tiếp từ vật chủ bị nhiễm bệnh của chúng. H.salminicola có thể đang làm điều gì đó tương tự, nhưng nghiên cứu sâu hơn về bộ gen của loài sinh vật kỳ quặc là hoàn toàn cần thiết.

Phát hiện một loài động vật đa bào như H.salminicola có thể sống mà không cần hấp thụ oxy là điều đáng kinh ngạc. Cơ chế tạo ra năng lượng của H.salminicola như thế nào vẫn đang được các nhà khoa học làm rõ. Cho dù thế nào, đây cũng là một phát hiện rất giá trị. Nó cho thấy, các loài động vật trên Trái đất đang tiến hóa và thay đổi không ngừng, một cách phức tạp, để phù hợp với điều kiện sống đang ngày càng thay đổi một cách nhanh chóng.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.