Làm thế nào vượt qua tổn thương khi tỏ tình thất bại?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Không dễ gì vượt qua được tổn thương nếu bạn thú nhận tình cảm của mình mà đối phương chỉ im lặng hoặc phản ứng một cách hời hợt.

Làm thế nào vượt qua tổn thương khi tỏ tình thất bại?

Dưới đây là 3 lời khuyên hữu ích giúp bạn nhanh chóng phục hồi tinh thần.

Cho đối phương thời gian

Đôi khi đối phương không đáp lại lời tỏ tình vì cần thêm thời gian để xử lý cảm giác của mình.

Trong thế giới chuyển động nhanh chóng này, chúng ta ngày càng khó chờ đợi những điều mình thực sự muốn, vậy nên chúng ta khó có thể chấp nhận rằng người khác cần thêm thời gian để đáp lại một cách thành thật.

Trước khi đưa ra kết luận, hãy hỏi đối phương xem họ có cần thêm thời gian để xử lý cảm xúc hay không. Và nếu họ đồng ý thì hãy cho họ thời gian cũng như không gian mà họ cần. Cuối cùng, họ sẽ có thể cho bạn biết họ thực sự cảm thấy thế nào.

Nhưng nếu khoảng thời gian chờ đợi này kéo dài quá lâu, bạn có thể muốn hỏi xem họ có còn đang xử lý và cần thêm thời gian hay không hoặc liệu họ có ý định phản hồi hay không. Nếu họ tiếp tục giữ im lặng thì có lẽ bạn không nên chờ đợi nữa.

Tránh chạm mặt nhau

Bạn sẽ luôn thắc mắc họ thực sự đang nghĩ gì và họ thực sự cảm thấy thế nào. (Ảnh: ITN).
Bạn sẽ luôn thắc mắc họ thực sự đang nghĩ gì và họ thực sự cảm thấy thế nào. (Ảnh: ITN).

Cho dù mức độ tương tác của bạn với người này trước đây là bao nhiêu thì bạn cũng sẽ phải giảm mức độ tương tác đó xuống nhiều nhất có thể.

Việc gặp người này thường xuyên khi họ biết tình cảm của bạn nhưng không chia sẻ cảm giác của họ sẽ khiến bạn đau khổ.

Bạn sẽ luôn thắc mắc họ thực sự đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào. Sẽ luôn có cảm giác rằng trái tim của bạn đang xao động trong khi trái tim của họ là một điều bí ẩn. Thực tế này sẽ khiến bạn dễ bị tổn thương. Và nếu đối phương là người vô tâm, họ có thể dùng điều đó để chống lại bạn.

Bạn cũng sẽ khó tiếp tục hơn rất nhiều nếu thường xuyên liên lạc với đối phương vì cánh cửa cho mối quan hệ tình cảm của bạn đang bị bỏ ngỏ. Đó là một cảm giác cực kỳ khó chịu.

Hãy tự giúp mình và giảm thiểu tương tác của bạn với người này, cả trực tuyến và ngoài đời. Sau này, nhất định trái tim của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.

Tìm cách bước tiếp

Đừng đổ lỗi cho bản thân vì sự yếu đuối của họ. (Ảnh: ITN).
Đừng đổ lỗi cho bản thân vì sự yếu đuối của họ. (Ảnh: ITN).

Giảm bớt thời gian dành cho đối phương sẽ giúp bạn tìm thấy sức mạnh để bước tiếp. Nhưng như thế chưa đủ.

Bạn cũng sẽ phải tìm cách đánh lạc hướng tâm trí để mọi suy nghĩ của bạn không hướng về đối phương, bởi vì đôi khi bạn vẫn tự hỏi tại sao người đó không phản hồi, có khi nào họ nghĩ bạn không đủ tốt với họ, và bạn có thể làm gì để khiến họ phải thích bạn?

Bạn sẽ tự gây tổn hại lớn cho bản thân nếu để tâm trí lang thang suy ngẫm về những điều đó. Thực tế, sự từ chối - thậm chí là từ chối trong im lặng - không có nghĩa là bạn có vấn đề gì đó.

Ngược lại, sự bất ổn có lẽ đến từ đối phương. Họ có thể cảm thấy mình chưa đủ trưởng thành hoặc chưa đủ tự tin để đáp lại tình cảm của bạn.

Đừng đổ lỗi cho bản thân vì sự yếu đuối của họ. Thay vào đó, hãy tự khen ngợi bản thân vì đã tìm thấy can đảm để chia sẻ cảm xúc của mình và xem liệu bạn có thể tìm ra cách mới để truyền tải lòng dũng cảm đó hay không.

Hãy dành thời gian cho những sở thích của bạn hoặc bắt đầu công việc kinh doanh mà bạn hằng mơ ước. Cách này giúp bạn chứng tỏ với chính mình rằng bạn có lòng can đảm. Đừng lãng phí thời gian và sự can đảm đó.

Nếu bạn sợ phải từ bỏ vì nghĩ rằng cơ hội với đối phương vẫn còn, điều đó có nghĩa là bạn vẫn còn hy vọng, vậy thì hãy lưu ý đến hành vi của đối phương. Hãy nhìn cách họ xử lý những cảm xúc mong manh nhất khi đối diện với bạn. Quan sát xem họ đã làm gì khi bạn dễ bị tổn thương nhất.

Và nếu người này cuối cùng cũng có đủ dũng khí để cho bạn một câu trả lời, thì bạn có thể xem xét lại tình cảm của mình dành cho họ. Nhưng đừng đưa mình vào thế bị động. Hãy luôn tôn trọng thời gian và cảm xúc của mình.

Theo questionsandtisane.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.