Chẳng biết thế nào cho vừa. Hy sinh cho con nhưng cũng chưa chắc đạt kết quả tốt”.
Hãy tham khảo những bí kíp nuôi dạy con sau đây để tránh rơi vào tình trạng trên nhé
Cha mẹ không nên nói nhiều
Trong suốt hành trình chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn có không ít cha mẹ bị các con “lên án” rằng: “Bố mẹ nói nhiều quá”.
Có thể thấy việc cha mẹ suốt ngày ca cẩm, chê trách và thúc giục con cái liên tục, thậm chí lặp đi lặp lại nhiều lần chính là một trong những biểu hiện của “nói nhiều”. Hành động này của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy cha mẹ rất phiền phức và dù đó là điều tốt các con cũng không muốn nghe theo.
Trong quá trình dạy con, cha mẹ cần tránh việc liên tục ca cẩm và giục giã con như “đi học đi, chơi ít thôi, nghịch điện thoại nhiều quá…”. Thay vào đó, cha mẹ cần học cách “nói nhiều” 3 chữ: “Cha/mẹ yêu con”.
Cha mẹ cần tăng lời nói tình cảm với con
Không cần đợi đến khi con giành được điểm 10, làm được việc tốt thì cha mẹ mới nói “yêu con”. Mà bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, chỉ cần chân thành, cha mẹ đều có thể nói yêu con, từ lời nói này lan tỏa tình yêu thương, truyền tải năng lượng tích cực tới các con.
Theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ nhận được nhiều những lời nói, hành động yêu thương của cha mẹ thường có tinh thần vững vàng hơn, những đứa trẻ như vậy luôn có cảm giác an toàn, tự tin làm những điều mình mong muốn và dễ thành công trong tương lai.
Câu nói “cha/mẹ yêu con” tưởng chừng rất giản đơn cha mẹ hay nói với con khi còn nhỏ xíu nhưng là trở пên khó thốt ra thành lời khi con dần lớn lên. Khoảng cách thế hệ, cuộc sống bận rộn, ngại bày tỏ tình cảm khiến khoảng cách giữa cha mẹ và các con dần trở пên xa cách.
Cha mẹ không nên cấm kỵ
Nhiều cha mẹ thường trách mắng con cái bằng những câu như “học dốt như vậy con không thể đỗ được đại học” hay như “vụng về, chậm chạp như vậy sau này con không thể làm được việc gì ra hồn”…
Những câu nói tưởng chừng chỉ là lời than vãn bình thường nhưng lại khiến trẻ cảm thấy bản thân mình kém cỏi, dần thiếu tự tin vào chính mình. Cha mẹ càng nói nhiều và nhấn mạnh từ “con không thể” sẽ khiến con dần tin rằng bản thân không thể làm được bất cứ việc gì, điều này dễ khiến con hình tư duy nhanh chán nản, không kiên trì và thường bỏ cuộc giữa chừng.
Điều kiện tiên quyết để hình thành một đứa trẻ dũng cảm dám theo đuổi ước mơ của mình là sự tin tưởng và khẳng định từ chính cha mẹ chúng. Theo đó, cách giáo dục tốt nhất chính là để các con phát triển tự nhiên, dũng cảm khám phá thế giới trước mắt. Việc của cha mẹ là đứng ở phía sau quan sát và định hướng cho con ở mức độ vừa đủ, để con vẫn có không gian phát triển nhưng không đi làm đường.
Cần tạo điều kiện cho con trải nghiệm
Thông qua việc tự mình trải nghiệm các con sẽ thu về những kinh nghiệm và bài học đắt giá.
Mỗi bậc phụ huynh cần trở thành 1 vị huấn luyện viên để “khám phá tiềm năng và truyền cảm hứng cho con theo đuổi niềm yêu thích của mình”, từ đó vun đắp sở thích, ước mơ của con thành hiện thực. Hãy để con tự do trải nghiệm những thứ con yêu thích, còn mình luôn đóng vai trò làm người bạn đồng hành của các con.
Cách dạy con tốt nhất chính là luôn để trẻ trải nghiệm vì điều đó sẽ giúp trẻ khám phá bản thân, mở rộng thế giới quan, nâng tầm nhìn để từ đó có thể làm được nhiều việc người khác không thể hoặc không dám làm.