Làm thế nào để chọn khối thi phù hợp?

Bài trắc nghiệm do các chuyên gia ĐH Quốc gia TP.HCM biên soạn có thể giúp tìm được câu trả lời cho câu hỏi này khi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ đang đến gần.

Làm thế nào để chọn khối thi phù hợp?

Bước 1: Xác định các nhóm sở thích nghề nghiệp nổi trội:

Bạn rất thích trở thành kỹ sư chế tạo máy, bạn rất thích trở thành bác sĩ để chăm sóc cho những người khó khăn, bạn rất thích trở thành một nhà tâm lý để có thể giúp con người  vượt qua những áp lực cuộc sống, bạn rất thích những cánh đồng lúa mướt xanh …. vân vân và vân vân. 

Đó là những ước mơ, sở thích, hay hoài bão rất quý, rất đáng trân trọng. Nhưng làm sao biết biến ước mơ trở thành thực tế, xin mời bạn dành thời gian để xác định thực lực của bản thân mình bằng cách nghĩ về thói quen, công việc tương lai và hoạt động trong trường lớp của bạn để trả lời các câu hỏi sau 

Bạn thích làm nghề gì?” (câu 1-5),

 “Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh” (câu 6-7), 

Bạn là người như thế nào?” (câu 8-12) 

bằng cách đọc kỹ và cho điểm tùy mức độ đúng đối với bạn. 

Cho “2 điểm” nếu rất đúng; “1 điểm” nếu đúng và “0 điểm” nếu hoàn toàn không đúng vào cột “Điểm”. Cộng điểm theo từng nhóm sở thích, ghi lại hai nhóm sở thích có điểm số cao nhất. 

 

Bước 2: XÁC ĐỊNH KHỐI THI NỔI TRỘI (phần này nên được lưu giữ, đối chiếu với từng học kỳ)​

Trước tiên, bạn cần trả lời 3 câu hỏi: 

1/ Ước mơ sẽ làm nghề gì? Lý do? ......................................................................................................................

2/ Thích học ngành gì? ở đâu? Lý do?................................................................................................................

3/ Hai nhóm sở thích nổi trội (từ kết quả của phần 1, xếp từ cao đến thấp)

Nhóm sở thích 1: 

Nhóm sở thích 2: 

Đọc phần kết quả lần lượt đối với 03 nhóm sở thích có điểm số cao nhất, bắt đầu bằng nhóm sở thích nổi trội cao nhất. Trong những ngành phù hợp, chọn những ngành mà mình thích; nếu không có ngành nào thích, tiếp tục với nhóm sở thích nổi trội thứ hai...

KẾT QUẢ

R (Realistic): Người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp” này thường có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; thích làm việc với đồ vật, máy móc, động, thực vật; thích làm các công việc ngoài trời.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về kiến trúc, an toàn lao động, nghề mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe,  huấn luyện viên, nông-lâm nghiệp (quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp ...), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động...), điện-điện tử, địa lý-địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp; kỹ thuật y sinh...

I (Investigative): Người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp” này thường có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Địa lý, Địa chất, Thống kê...); khoa học sự sống (Sinh, Công nghệ sinh học); khoa học xã hội (Nhân học, Tâm lý, Địa lý ...); Y - Dược (BS gây mê, hồi sức, BS phẫu thuật, Nha sĩ ...); khoa học công nghệ (CNTT, Môi trường, Điện, Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật hạt nhân, Xây dựng ...), nông-lâm (nông học, thú y ...), kỹ thuật tài chính & quản trị rủi ro.

A (Artistic): Người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp” này thường có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình.. .); điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang, hội họa, giáo viên dạy Sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn, ...

S (Social): Người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp” này thường có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng dạy, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Sư phạm; giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn-hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sỹ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng...

E (Enterprise): Người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp” này thường có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng quản lý.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự...), thương mại, marketing,  kế toán-tài chính, kỹ thuật tài chính & quản trị rủi ro, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành KTHTCN), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên...) ...

C (Conventional): Người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp” này thường có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng.

Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên ...

Tiếp theo, bạn sẽ xác định khối thi nổi trội nhất:

1. Ghi điểm trung bình của lớp 10, 11, 12 vào các ô tương ứng. Nếu chưa có điểm của năm, lấy điểm trung bình của học kỳ trước đó.

2. Tính điểm trung bình (ĐTB) từng môn: Ví dụ: ĐTB môn toán = (ĐTB năm học môn toán lớp 10 + ĐTB năm học môn toán lớp 11 + ĐTB năm học môn toán lớp 12 x 2)/4. Tính điểm trung bình khối và ghi kết quả vào ô tương ứng.

Làm thế nào để chọn khối thi phù hợp? ảnh 2

Làm thế nào để chọn khối thi phù hợp? ảnh 3 

(Có thể sử dụng công cụ chọn ngành phù hợp sở thích và năng lực tại trang:http://career.edu.vnhttp://career.vnuhcm.edu.vn, chọn chuyên mục Hướng nghiệp. Học sinh cần ghi rõ tên trường THPT để nhà Quản trị xử lý và gửi lại kết quả).

Theo Mực tím online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ