Làm sao để chụp ảnh kỷ yếu của HS cuối cấp không trở thành trào lưu tốn kém?

GD&TĐ - Mấy năm gần đây, cứ đến những ngày này, học sinh cuối cấp THPT lại rộ lên phong trào chụp ảnh kỷ yếu. 

Làm sao để chụp ảnh kỷ yếu của HS cuối cấp không trở thành trào lưu tốn kém?

Chỉ cần lên google đánh dòng chữ “ảnh kỷ yếu” thì đã có hàng trăm kết quả hiện ra, từ các studio đăng quảng cáo chụp ảnh kỷ yếu giá rẻ, các báo mạng viết về chụp ảnh kỷ yếu đến các bộ ảnh kỷ yếu “đẹp-độc-lạ” thậm chí các video kỷ yếu kèm nhạc vui tai cũng hiện lên đầy sống động. 

Đặc biệt ở trên các trang mạng xã hội tràn ngập những bức ảnh kỷ yếu đẹp lung linh. Chúng ta nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Mặt tính cực của chụp ảnh kỷ yếu

Không thể phủ nhận, chụp ảnh kỷ yếu có rất nhiều ý nghĩa tích cực như: lưu giữ ký ức đẹp của tuổi học trò, có tính giáo dục sâu sắc về tình yêu quê hương, trường lớp, về tình thầy trò, tình bạn,…; trau dồi thị hiếu thẩm mỹ cho giới trẻ; lưu giữ và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc; bồi dưỡng lòng yêu quê hương, gia đình, bạn bè; phát huy khả năng sáng tạo, mang dấu ấn phong cách, cá tính cá nhân; thoả mãn nhu cầu thể hiện cái tôi của mình ở lứa tuổi học trò,…

Hơn nữa, nhiều bộ ảnh kỷ yếu còn mang tính tuyên truyền khá sâu rộng trong xã hội với nhiều ý tưởng độc đáo, theo nhiều chủ đề khác nhau: về với ruộng đồng, về với rừng núi, chống buôn bán, bạo hành phụ nữ, hoá thân thành thanh niên xung phong,…

Bản chất của chụp ảnh kỷ yếu là không xấu, thậm chí còn tốt đẹp, mang đậm tính nhân văn và đầy sáng tạo.

Chụp ảnh kỷ yếu có thể lưu giữ hình ảnh kỉ niệm của tuổi học trò đến 10, 15 năm thậm chí lâu hơn nữa… khi nhìn lại ta sẽ nhớ ngay đến những khoảnh khắc học tập và vui chơi cùng nhau.

Tuy nhiên, khi chụp ảnh kỷ yếu khi bị biến tướng sẽ khiến chúng ta phải lo lắng nhiều vấn đề liên quan …

Sở dĩ chụp ảnh kỷ yếu trở thành trào lưu đáng quan tâm và lo ngại đó chính là do các bạn học sinh cuối cấp hiểu sai giá trị của những bộ ảnh kỷ yếu dẫn đến hàng loạt các lớp cùng đua nhau chụp kỷ yếu.

Những năm gần đây có nhiều lớp chọn phong cách chụp ảnh kỷ yếu chưa phù hợp đối với lứa tuổi, còn mang tính phá cách và theo chiều hướng tiêu cực như: Chụp ảnh mô phỏng đời sống giang hồ, mô phỏng kiểu đại gia,…

Bên canh đó, có nhiều lớp còn dành quá nhiều chi phí cho các buổi chụp ảnh, đi đến những nơi nguy hiểm, ăn mặc chưa phù hợp hoặc có những kiểu ảnh trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc và hoàn toàn xa lạ với lứa tuổi học trò.

Không những thế còn xuất hiện các chủ đề, ý tưởng không lành mạnh như: Bụi đời Chợ Lớn, dân chơi, quý tộc, ăn xin, chụp theo phong cách phù thủy Harry Potter ma mị ở nơi hoang vắng …

Học sinh của các trường THPT liên tục đăng hình ảnh kỷ yếu của mình, những lời khen có, lời chê có nhưng tất cả đều đã làm cho phong trào này lan rộng và nhanh hơn.

Có những lớp học chụp với quần đùi, áo phông và bột màu cũng nhận được rất nhiều chú ý. Có những lớp “chịu chơi” hơn sẽ chọn phong cách chụp ảnh dạ hội đêm khuya với sự chuẩn bị cầu kì, có đầu tư bài bản. Giá bình dân nhất là từ 50.000 - 100.000 đồng/ 1 em, không kể tiền trang phục và trang điểm. Tính ra một bộ ảnh chụp của các lớp phải lên đến mấy triệu đồng tiền Việt.

Các bộ ảnh được chụp tại trường học nhưng cũng có những bộ ảnh chụp tại các địa điểm khác. Trong các bộ ảnh, có rất ít khi thấy hình bóng của thầy cô giáo tham gia chụp, những bộ ảnh thể hiện tuổi trẻ hiện đại ngày này lại càng không thấy bóng dáng thầy cô trong đó.

Thông thường các bộ ảnh có thời gian tối thiểu là một hoặc hai ngày với sự làm việc hết sức của thợ ảnh, cũng như các thành viên tham gia chụp ảnh.

Tùy thuộc vào từng kiểu ảnh khác nhau mà chụp nhanh hay lâu và khoảng thời gian sau đó chờ lấy ảnh lại lâu hơn gấp nhiều lần. Chưa kể đến chuyện một số lớp đòi đi đến sông suối, ao hồ, biển, đồi,… nguy hiểm để chụp ảnh.

Đã có những hiện tượng đau lòng khi các em đi chụp ảnh kỷ yếu mà không có ngày trở về.

Từ đó, gây nên những tiêu cực như: Gây lãng phí vì chi trả cho những chi phí không cần thiết; Mất thời gian khi phải lên những kế hoạch dài ngày; Có thể gây xích mích vì bất đồng quan điểm; Khi chọn những nơi nguy hiểm để chụp kỉ yếu dễ gây ra tai nạn ngoài ý muốn;

Dễ gây ra các hiện tượng tiêu cực, chụp những bức ảnh phản cảm đi ngược lại với thuần phong mĩ tục; Hình thành thói quen chú ý đến những giá trị ảo nhiều hơn là lưu giữ kỉ niệm; Tạo tư tưởng không lành mạnh: hưởng thụ, đua đòi trong xã hội; Một số trường hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường: sử dụng bột màu, vứt rác bừa bãi tại địa ảnh chụp ảnh,…

Trào lưu này rộ lên mang theo nỗi lo của nhiều người về cách “sống ảo” của giới trẻ nhất là học sinh cuối cấp THPT khiến họ quên mất đi giá trị thực mà lại đua theo những giá trị ảo phù phiếm.

Vì để có những bộ ảnh mới hơn, trội hơn, sáng tạo hơn lớp khác, trường khác thì phải đầu tư chi phí đắt hơn, đến những địa điểm lạ hơn, ăn mặc độc hơn… Nếu cứ chạy đua theo kiểu này thì hoàn toàn mất hết ý nghĩa của việc chụp ảnh kỷ yếu!

Một số giải pháp...

Một là, nhà trường cần tổ chức khảo sát tâm lí để kiểm tra tâm lí ở học sinh trên diện rộng, cần có những chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng để định hướng cho các em học sinh về ý nghĩa của các hoạt động cuối cấp trong đó có phong trào chụp ảnh kỷ yếu.

Hai là, nhà trường cần mời các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực tâm lý nói chuyện cho giáo viên, học sinh 1 năm/lần nâng cao hiểu biết lĩnh vực này. Đoàn trường cần quan tâm và định hướng rõ ràng hơn nữa trước khi học sinh bước vào “mùa chụp ảnh kỷ yếu” cuối cấp.

Ba là, giáo viên bộ môn Giáo dục công nhân sẽ tìm hiểu và soạn các bài giảng về nguyên nhân, tác hại cũng như biện pháp để nâng cao nhận thức học sinh về vấn đề chụp ảnh kỷ yếu.

Bốn là, phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu về vấn đề chụp ảnh kỷ yếu và quan tâm nhiều hơn đến tâm lí cũng như suy nghĩ của con em mình, trò chuyện, tâm sự với con hiều hơn về vấn đề này để tư vấn cho con chụp ảnh kỷ yếu một cách tốt nhất.

Năm là, Giáo viên chủ nhiệm cần nâng cao nghiệp vụ, công tác tuyên truyền và quản lí cho các cán bộ lớp thông qua các buổi tập huấn, ngoại khoá,… Đồng thời luôn quan tâm, chia sẻ với học sinh lớp mình chủ nhiệm, cùng đồng hành với lớp chủ nhiệm, phối hợp với phụ huynh để lên kế hoạch chụp ảnh kỷ yếu rõ ràng, cụ thể hợp lý nhất nếu các em có nguyện vọng, nhu cầu.

Riêng bản thân tôi, tôi cho học sinh tìm hiểu về vấn đề chụp ảnh kỷ yếu, tập làm tuyên truyền viên về vấn đề “Chụp ảnh kỷ yếu” bằng những sản phẩm cụ thể như: Tờ rơi, poster, phát thanh viên,…

Đồng thời, tôi gợi ý, định hướng cho các em lưu giữ kỉ niệm bằng những trang lưu bút ngắn gọn và những hình ảnh chụp tại trường học, lớp học thông qua các bổi văn nghệ, thể thao, buổi học lý thú hoặc hoạt động tri ân, hoạt động ngoại khóa, .... từ lớp 10, 11, 12 rồi tập hợp thành một album ảnh, làm một video ảnh cho lớp.

Điều đó giúp các em có một bộ ảnh kỷ yếu đẹp, đầy đủ và hết sức ý nghĩa mà không tốn kém nhiều chi phí và mất quá nhiều thời gian.

Có thể nhận thấy rằng xoay quanh trục vấn đề chụp kỉ yếu đã có rất nhiều ý kiến. Dù ở bất cứ phương diện nào cũng nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và đầy đủ nhất vì hiện nay vấn đề này đang rất nóng và đang rất cần sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.

Theo Tiếng nói giáo viên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.