Lăm lăm súng ống bảo vệ con tê giác trắng đực cuối cùng

Con tê giác trắng đực cuối cùng đang được bảo vệ cẩn mật 24/24 tại một khu bảo tồn ở Kenya để tránh những kẻ săn trộm.
Lăm lăm súng ống bảo vệ con tê giác trắng đực cuối cùng

Con tê giác tên Sudan cùng với 2 con tê giác cái khác đang được các cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn Ol Pejeta chăm sóc. Đây là 3 trong số 5 con tê giác trắng cuối cùng còn sót lại.

Sudan trở thành con tê giác trắng đực cuối cùng sau khi một con khác tên Suni qua đời ở Ol Pojeta vào tháng 10 năm ngoái. Sudan được lắp 1 máy phát vô tuyến để bảo đảm an toàn và bị cắt sừng để những kẻ săn trộm không dòm ngó.

“Nhu cầu về sừng tê giác và ngà voi ngày càng tăng. Chúng tôi phải cố gắng chống lại những kẻ săn trộm và chịu những nguy hiểm đến tính mạng khi thi hành nhiệm vụ” - Simor Irungu, cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn Ol Pejeta, nói.

Guard: The rangers keep an armed watch around Sudan at all times to deter poachers after his horn Sudan bị cắt sừng để những kẻ săn trộm khỏi nhòm ngó. Ảnh: CATERS NEWS AGENCY Extreme measures: Rangers have even cut off the rhinos horn - but they fear it wont be enough Nhu cầu về sừng tê giác và ngà voi ngày càng tăng. Ảnh: CATERS NEWS AGENCY

Sudan cùng 2 con tê giác cái khác được đưa từ một vườn thú ở Cộng hòa Czech đến khu bảo tồn Ol Pejeta vào tháng 12-2009. Trước nay, Ol Pejeta được chọn mặt gửi vàng vì khá thành công trong việc nuôi dưỡng tê giác đen.

Theo Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF), có khoảng 2.000 con tê giác trắng vào năm 1960. Tuy nhiên, nạn săn bắn trộm đã khiến số lượng loài này giảm mạnh. Đến năm 1980 chỉ còn 15 con và hiện chỉ còn 5 con.

Các nhà khoa học đang cố gắng giúp Sudan giao phối với 1 con tê giác cái nhằm tránh nguy cơ tuyệt chủng nhưng chưa thành công. Sudan năm nay đã 43 tuổi trong khi tuổi thọ của loài này vào khoảng 50.

Bảo vệ an toàn cho những con tê giác trắng cuối cùng này rất tốn kém. Chi phí cho đội bảo vệ 40 người tốn chừng 75.000 bảng cho 6 tháng. Họ được huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị thiết bị hiện đại như kính nhìn ban đêm, máy GPS... cũng như có chó nghiệp vụ hỗ trợ.

Trước đây, tiền này lấy từ doanh thu du lịch nhưng tình hình bất ổn ở Kenya hiện nay cộng với đại dịch Ebola khiến tài chính eo hẹp hẳn.

Sudan trong vòng vây bảo vệ. Ảnh: Carters News

Sudan trong vòng vây bảo vệ 24/24. Ảnh: Caters News Agency

Ảnh: Caters News Agency Ảnh: Caters News Agency Sudan năm nay đã 43 tuổi. Ảnh: Caters News Agency Sudan năm nay đã 43 tuổi. Ảnh: Caters News Agency

Trong khi đó, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khẳng định tê giác đen Tây Phi đã biến mất vĩnh viễn bởi không ai và không thiết bị nào phát hiện chúng từ năm 2006 tới nay.

Sừng tê giác có giá dao động từ 170 bảng Anh đến 541 bảng Anh/kg những năm 1990 nhưng giờ đã tăng lên 40.000-47.355 bảng Anh/kg, theo báo cáo của Quỹ cứu trợ động vật quốc tế (IFAW).

Theo nld
Nếu không có lớp mạ, kim loại như sắt, thép rất dễ bị gỉ sét và nhanh hỏng hóc.

Lớp mạ an toàn chống ăn mòn thép

GD&TĐ - TS Phạm Thị Năm và cộng sự vừa bảo vệ nghiệm thu xuất sắc đề tài 'Nghiên cứu chế tạo hệ bảo vệ đa lớp cho thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm'.
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.