Làm chủ sản xuất linh kiện điện tử cho tên lửa phòng không Liên Xô

GD&TĐ - Việt Nam đã làm chủ được việc sửa chữa tên lửa phòng không của Liên Xô và một số linh kiện điện tử dành cho chúng.

Làm chủ sản xuất linh kiện điện tử cho tên lửa phòng không Liên Xô

Trang Militarnyi cho biết, công việc chế tạo và sửa chữa tên lửa được thực hiện tại Nhà máy ở Hà Nội, trực thuộc Không quân Việt Nam, đây là doanh nghiệp chính cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho vũ khí tên lửa.

Trước hết, công việc đang được tiến hành với các tên lửa dành cho hệ thống phòng không như S-75, S-125, S-300 và một số chủng loại khác.

Đảm bảo kỹ thuật cho tên lửa phòng không tại Nhà máy.

Theo như ghi chú, việc sản xuất các thành phần riêng lẻ cho tên lửa loại này cực kỳ quan trọng, vì nó cho phép duy trì khả năng chiến đấu trong bối cảnh tình hình khó khăn hiện nay, nhất là khi vấn đề mua sắm từ nước ngoài cũng khó lòng bảo đảm.

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống phòng không có số lượng lớn nhất của Việt Nam vẫn là các tổ hợp S-125 Pechora.

bez-nazvy-1-3-2048x1085.jpg
Linh kiện điện tử cho tên lửa phòng không kiểu Liên Xô (Ảnh Truyền hình Hà Nội).

Ngoài ra, các chuyên gia đã bắt đầu nâng cấp tên lửa Pechora lên phiên bản S-125VT, đang được Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội - Viettel của Việt Nam cải tiến. Hầu hết những tên lửa này đều được tân trang, sử dụng các linh kiện và bảng mạch do trong nước sản xuất.

Việc hiện đại hóa và phục hồi tương tự cũng đang được thực hiện đối với tên lửa của hệ thống S-75M3, trong đó theo dữ liệu mới nhất, còn lại khoảng 25 bệ phóng và tất cả đều đã được hiện đại hóa tại nhà máy A31 của Không quân Việt Nam.

screenshot-9.jpg
Bảo dưỡng tên lửa cho hệ thống phòng không S-300PMU1.

Điều đáng chú ý là gần đây Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn đến việc sản xuất và phục chế trong nước một số loại vũ khí. Nước này cũng ngày càng áp dụng kỹ thuật đảo ngược, cố gắng sản xuất thiết bị theo phong cách Liên Xô, nhưng sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại và các thành phần khác.

Trước đó truyền thông quốc tế rất quan tâm đến việc Viettel lần đầu tiên giới thiệu tên lửa chống hạm VSM-01A do mình tự sản xuất, cũng như hệ thống phòng thủ bờ biển VCS-01 Trường Sơn được xây dựng trên cơ sở này.

Tên lửa mới là phiên bản phát triển tiếp theo của VSM-01, loại có hình dáng và tính năng rất giống Kh-35E của Nga, được phát triển tại doanh nghiệp quốc phòng địa phương Z189. Tên lửa được trang bị động cơ phản lực VJE-01 nội địa, có tốc độ được mô tả là cận âm cao (Mach 0,95).

Việc dẫn đường được thực hiện thông qua các hệ thống do các kỹ sư trong nước thiết kế, bao gồm đầu dò radar VASK-03 hoạt động trong dải tần Ku do Viettel sản xuất. Giới phân tích cho rằng nó có khả năng tự động phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 20 km.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khởi công, khánh thành trực tuyến

GD&TĐ - Lâu nay, Chính phủ vẫn giao ban với các tỉnh hoặc với các Bộ, ngành để xử lý một vấn đề nóng nào đó bằng hình thức trực tuyến.