Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An

""Dù biết không được lưu thông trên đường, nhưng chiếc xe này đối với tôi chỉ là phương tiện đưa đón cháu mỗi lúc đến trường" - Ông Phạm Đình Công, chủ nhân chiếc xe "độc" chia sẻ.

Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An
Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 1Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 2Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 3Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 4Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 5Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 6Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 7Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 8Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 9Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 10Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 11Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 12Lại xuất hiện ô tô “tự chế” ở Nghệ An ảnh 13

 Chỉ vài ngày sau khi anh Nguyễn Kim Sơn (36 tuổi, trú xóm 1, xã Bài Sơn, Đô Lương, Nghệ An) sáng chế ra chiếc ô tô động cơ xe máy để chở con đi học thu hút sự chú ý của dư luận. 

Mới đây, cũng chính tại mảnh đất Đô Lương này đã xuất hiện thêm một chiếc ô tô tự chế khác của ông Phạm Đình Công để đưa đón cháu đi học.

Chúng tôi có mặt tại nhà ông Phạm Đình Công (SN 1959) trú tại xóm 4, xã Đà Sơn) - chủ nhân của chiếc xe ô tô tự chế bằng động cơ xe máy gây xôn xao dự luận suốt thời gian qua để tìm hiểu thực hư về chiếc xe ô tô "độc" này. 

Ban đầu, ông Công từ chối tiếp xúc "vì đây là chiếc xe tự chế không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành". Nhưng sau một lúc hỏi chuyện về tính độc đáo và vì nhu cầu của cuộc sống ông Phạm Đình Công đã hồ hởi tiếp chúng tôi.

Ông Công cho biết: "Nhưng lúc nắng mưa, chở cháu đi học bằng áo mưa rất bất tiện, cháu lại hay ốm đau... Tình cờ, đầu năm 2013 tôi phát hiện ở tiệm thu mua phế liệu ở gần nhà có bán một động cơ xe máy LiFan đã cũ. 

Tôi đã mua về và quyết tâm chế tạo bằng được chiếc xe ô tô để đưa đón cháu đi học. Lúc đó, ai cũng nói tôi là gàn, là khùng nhưng khi chiếc xe hoàn thành và di chuyển được thì mọi người đều bất ngờ..."

Được biết, vào tháng 3/2013 ông bắt đầu mày mò chế tạo chiếc xe "hàng độc". Vợ và nhiều người hàng xóm cứ thấy ông cặm cũi chế tạo chiếc xe thì cho rằng ông bị "khùng", bị "điên" và cho rằng làm sao có thể chế tạo ra được chiếc ô tô mà có thể di chuyển được bằng động cơ xe máy? Lúc này, nhiều người rất hoài nghi.

Nhưng 3 tháng sau, "lão nông dân" này bất ngờ xuất hiện trên đường cùng chiếc xe đưa cháu Phạm Hoàng Lê Khanh (SN 2012) - cháu nội, đi học trên chiếc xe "độc" này thì lúc này ai cũng tò mò, thích thú và thán phục ông.

Quan sát chiếc xe ô tô tự chế của ông Công thì được biết, chiếc xe có 2 chỗ ngồi, được cấu tạo như một chiếc ô tô mi ni 4 bánh, có vô lăng, có chân phanh, chân ga, hộp số lùi, "bông cầu", "vi sai"... đều một tay ông mày mò, sáng tạo nên. Vỏ chiếc xe "độc đáo" này được ông gò và sơn màu vàng rất tỷ mỷ công phu.

Theo ông Công chiếc xe được vận hành như nguyên lý của xe ô tô nhưng tất cả đều dùng phụ tùng của xe máy. Xe vẫn chạy bằng xích, 100 km tiêu hao 2 lít xăng, xe có trọng lượng 1,5 tạ, chạy với tốc độ tối đa là 30 đến 35 km/giờ.

Để tiết kiệm chi phí tất cả những phụ tùng làm nên chiếc xe này đều được mua từ hàng phế liệu, nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, ông cũng đã bỏ ra khoảng 30 triệu đồng mới chế được chiếc xe này.

Hiện nay, chiếc xe vẫn là phương tiện để đưa đón cháu đi học mỗi lúc trời mưa nắng thất thường. Thỉnh thoảng lúc trời nắng ấm ông vẫn chở cháu đi dạo phố bằng chiếc xe ô tô tự chế này. 

Ông Công vẫn biết rằng dù là phương tiện tự chế và bị pháp luật cấm lưu thông trên đường, nhưng vì hoàn cảnh gia đình và tình thương dành cho cháu mà đã mày mò, sáng tạo chiếc xe này.

Với ông Phạm Đình Công chiếc xe ô tô này chỉ là phương tiện để chở cháu đi học mỗi ngày mà thôi.

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.