Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn

So với thời điểm đầu tháng Bảy, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã tiếp tục giảm ở các kỳ hạn chủ chốt từ 1 tháng trở xuống. Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn 1,01%/năm, 1,21%/năm và 2,15%/năm.

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 112.010 tỉ đồng (bình quân 22.402 tỉ đồng/ngày), tăng 17.026 tỉ đồng so với đầu tháng 7.

Tổng số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND cũng đạt 67.668 tỉ đồng (bình quân khoảng 13.534 tỉ đồng/ngày), tăng 8.014 tỉ đồng.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm khi chiếm 37% tổng doanh số giao dịch VND và 1 tuần chiếm 33%.

Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 58% và 25% tổng doanh số giao dịch bằng USD.

Về lãi suất, đối với các giao dịch bằng VND, so với thời điểm đầu tháng 7, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục giảm ở các kỳ hạn chủ chốt từ 1 tháng trở xuống. Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn 1,01%/năm, 1,21%/năm và 2,15%/năm.

Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt. Lãi suất bình quân qua đêm, 1 tuần và 1 tháng giảm lần lượt còn 0,43%/năm, 0,46%/năm và 0,61%/năm.

Về lãi suất huy động, đầu tháng 7, một số tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động. Hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.

Một số ngân hàng tăng lãi suất như OCB khi công bố bảng biểu lãi suất huy động mới theo hướng tăng dần các kỳ hạn ngắn. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng ở mức 5,2%/năm, 3 tháng 5,5%/năm, tăng 0,1%/năm so với trước đó. Lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên từ 7-7,7%/năm, mức khá cao so với thị trường.

Sacombank cũng điều chỉnh lãi suất huy động tăng 0,1% ở các kỳ hạn 1 tháng lên 4.7%, 6 tháng lên 5,8% và mức lãi suất cao nhất đối với kỳ hạn 12 tháng là 6,8%/năm.

VPBank điều chỉnh tăng lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân ở hầu hết các kỳ hạn từ 5-12 tháng với mức tăng 0,3% so với biểu lãi suất áp dụng từ cuối tháng 5.

Đối với đối tượng khách hàng có tiền gửi trên 10 tỉ đồng, ngân hàng này cũng điều chỉnh tăng 0,2% và 0,1% lần lượt đối với các kỳ hạn 13 và 15 tháng, lên 6,9%.

“Ông lớn” Vietcombank cũng đã điều chỉnh mức lãi suất huy động mới, tăng 0,1% đối với kỳ hạn 3 tháng, từ 5% lên 5,1%; kỳ hạn 6 và 9 tháng tăng từ 5,4% lên 5,5%.

Trước đó, hồi tháng 6, nhiều ngân hàng cũng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi.

Về lãi suất cho vay, mặt bằng lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn. Các ngân hàng nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm.

Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 5-6%/năm.

Lãi suất cho vay USD cũng phổ biến ở mức 2,8-6,2%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-5,2%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,1-6,2%/năm.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép.

Theo Một Thế Giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ