Đoàn công tác do Bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - giáo dục làm trưởng đoàn. Chương trình làm việc được xây dựng với các nội dung làm việc với Chi cục Dân số & Kế hoạch hoá gia đình các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Phú Thọ. Đoàn nghe báo cáo về công tác dân số tại các địa phương trên, đi thực tế cơ sở. Thời gian chương trình thực hiện từ ngày 10 – 16/6/2018.
Bác sĩ Mai Xuân Phương nói chuyện tại một lớp tập huấn cho tình nguyện viên dân số ở TP. Lào Cai |
Làm việc tại tỉnh Lao Châu, ông Hoàng Hải Hưng – Chi cục trưởng Chi cục Dân số & kế hoạch hoá gia đình cho biết kết kết quả thực hiện các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số năm 2017. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh, Lai Châu đã thực hiện rất tốt mô hình can thiệp giảm tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, đề án tầm soát chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Ông cũng nêu những khó khăn vướng mắc như, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số chưa thực sự thu hút, đội ngũ cộng tác viên dân số thôn, bản thường xuyên biến động. - Chất lượng, nội dung truyền thông về dân số -KHHGĐ đã được cải thiện nhưng hiệu quả chưa cao dẫn tới sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc thực chính sách dân số vẫn chưa tốt.
Thành công của công tác dân số không thể thiếu vắng vai trò của các tình nguyện viên |
Làm việc tại tỉnh Lào Cai, Đoàn công tác đã tập trung vào các nội dung tìm hiểu về chất lượng dân số, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, cộng tác viên dân số, về các tập thể có thành tích tốt trong công tác truyền thông/vận động về dân số… Qua thực tế cho thấy, Lào Cai triển khai rất tốt mô hình sáp nhập giữa trung tâm dân số và trung tâm y tế. Đoàn đã cùng với viên chức dân số đến thưc địa tại xã Tả Phì, huyện Sa Pa để thấy được những nỗ lực to lớn của những người làm công tác dân số cơ sở.
Tại Phú Thọ, qua tìm hiểu thực tế tại các cơ sở trong tỉnh cho thấy công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được triển khai tốt là nhờ sự nỗ lực rất lớn cảu các cán bộ ngành dân số, trong đó phải kể đến các tình nguyện viên dân số, cho dù mức bồi dưỡng rất thấp, nhưng họ đã luôn cố gắng bám dân để tư vấn, thuyết phục người dân chấp hành, thực hiện, nâng cao chất lượng dân số.
Tình nguyện viên đến tư vấn kế hoạch hoá cho một gia đình ở TP Việt Trì |
Từ thực tế tại 3 địa phương trên cho thấy một thành quả rất lớn của công tác dân số ở những nơi này là việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, tầm soát/ chẩn đoán sớm bệnh tật sơ sinh và trước sinh, tư vấn kế hoạc hoá gia đình cho người dân hết sức hiệu quả. Ở những vùng dân tộc, người dân đã tiếp thu và biết quan tâm đến các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Tuy nhiên, còn một khó khăn chung cho các địa phương này, đó là: Vấn đề tổ chức, kinh phí hoạt động. Đặc biệt phải kể đến khó khăn trong kế hoạch sáp nhập Trung tâm dân số với Trung tâm y tế, kinh phí hoạt động hạn hẹp nên ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần yêu nghề và chất lượng công việc của người làm công tác dân số - nhất là các tình nguyện viên ở các thôn, bản.
Mô hình tổ chức, phương án, lộ trình sáp nhập Trung tâm Dân số - KHHGĐ vào Trung tâm Y tế cấp huyện thành Trung tâm Y tế đa chức năng thống nhất trên toàn quốc theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XII. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện có hiệu quả, cần có một lộ trình hợp lý và cũng cần tính đến tính đặc thù của từng địa phương, tính vùng miền và đặc thù dân tộc để Nghị quyết 19 đạt được hiệu quả như mong muốn và thực sự đi vào cuộc sống. Đây cũng là mong mỏi của những người làm công tác dân số ở các địa phương trên.