Lại 200 nghìn

GD&TĐ - Nói “lại” là bởi, con số 200 nghìn bây giờ không chỉ là mệnh giá của một trong những tờ bạc Việt Nam đang phát hành mà nó còn là mức phạt phổ biến dành cho những hành động được xem là kỳ quặc nhất hiện nay.

Lại 200 nghìn

Chẳng hạn như đè cổ con gái người ta trong thang máy để cưỡng hôn chỉ bị phạt 200 nghìn đồng. Rồi thủ dâm trên xe buýt, vừa gây phản cảm, vừa khiến cho hành khách trên xe một phen nháo nhào cũng chỉ bị phạt 200 nghìn đồng. Hay ba lần sờ ngực phụ nữ trên xe buýt, vẫn bị phạt 200 nghìn đồng. Và mới đây, hôm 11/8, một nữ đại úy công an 36 tuổi ở Hà Nội trong quá trình làm thủ tục để bay chuyến TPHCM - Hà Nội, đã mạt sát, mạ lỵ nhân viên sân bay, thậm chí còn tấn công làm bị thương nhân viên an ninh nhưng cũng chỉ bị phạt 200 nghìn đồng.

Mức phạt khá “tượng trưng” đã đành, Công an Cảng hàng không Tân Sơn Nhất “ngâm cứu” một vụ việc sờ sờ như vậy nhưng cũng phải mất đến… 7 ngày mới ra một quyết định “quá khó khăn” nói trên. Chuyện khó tin và bất thường như thế nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần, giờ thành chuyện… bình thường.

Mức phạt 200 nghìn đồng mà các cơ quan thực thi pháp luật đang dành cho những người vi phạm pháp luật nói trên vừa buồn cười cho cái được gọi là… luật, vừa như thể thách thức sự chịu đựng của công luận trước những điều phi lý mà người dân phải chứng kiến.

Phạt là một hình thức nhằm răn đe người vi phạm luật sẽ không tái phạm, người chưa vi phạm thì lấy đó làm “gương” để mà tránh, nhưng phạt như các trường hợp nêu trên, người đã hoặc chưa vi phạm không những không sợ mà còn xem thường luật pháp nữa.

Trở lại với câu chuyện chửi bậysân bay Tân Sơn Nhất của nữ đại úy công an hôm 11/8. Thực ra chuyện đôi co giữa hành khách với “nhà tàu bay” vẫn xảy ra thường xuyên ở các sân bay, nhất là ở công đoạn ký gửi hành lý. Có những nhân viên các hãng hàng không, chỉ cần khách thừa một vài ký theo quy định là họ buộc phải mua thêm cước hoặc là bỏ lại. Còn khách thì hoặc là giở bài năn nỉ ỉ ôi hoặc là… chửi. Sở dĩ câu chuyện vừa mới xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất được lan truyền chóng mặt về đoạn clip chửi bậy ấy là do “tác giả” của nó là một sỹ quan công an chứ không hẳn là nội dung… chửi.

Trong mắt người dân, công an phải là người gương mẫu, chuẩn mực khi ứng xử ở nơi công cộng. Cô hành khách ấy lại là công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự công cộng nên công luận càng “điên” thêm. Sự ngoa ngoắt của cô ấy cũng chỉ đủ mua vui cư dân mạng không quá một lần xem clip nếu như cô ấy là người mua bán hàng… tươi sống ở chợ đầu mối! Nhưng đằng này, cô ta lại là công an, mà lại là sỹ quan. Chửi xối xả nhân viên hàng không, mắng nhiếc điêu toa rồi vu vạ cho người khác… tất tật những điều ấy đã được tô đậm hơn khi cô ta dắt theo đứa trẻ tội nghiệp là con mình. Câu chuyện về dạy con như thế nào của những nhà đạo đức lại có dịp đem ra mổ xẻ.

Phạt 200 nghìn đồng cũng chỉ là bước khởi đầu cho những nhiêu khê mà nữ sĩ quan công an chửi bậy trong clip ấy sẽ phải gánh chịu trong thời gian tới. Trước mắt, cô ta bị đình chỉ công tác 30 ngày để làm kiểm điểm. Trong biển lửa của đám cháy phẫn nộ đang rần rật lan khắp thôn cùng xóm vắng, cô công an tên Hiền hung dữ kia liệu có còn chỗ bình yên nào để trú ngụ? Chắc chắn sẽ khó.

Cổ nhân chẳng đã dạy “chửi cho sướng miệng” để rồi phải nhận lãnh hậu quả đó sao?

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ