Lá phổi của người chơi bonsai!

Lá phổi của người chơi bonsai!

Trong rất nhiều công đoạn, một phần của quy trình ấy là đốt cái lò rất to bằng than củi. Mỗi lần cái lò này đi vào vận hành, bụi và khói từ than bay mù mịt. Tôi chơi bonsai. Những cây bonsai của tôi luôn được phủ bởi lớp bụi bay ra từ cái lò ấy. Đấy là với cái cây của tôi. Còn lá phổi của tôi và người thân trong gia đình thì sao? Dù cũng có đôi lúc khó chịu, nhưng vì cái tình làng nghĩa xóm “tắt lửa tối đèn có nhau” mà phải nhịn. Nhịn mãi thành quen. Hít khí bẩn mãi cũng… quen!

Chỉ cái lò than bé tí đối diện nhà tôi mức độ ô nhiễm đã vậy! Đối với các siêu nhà máy, dự án, nhiệt điện… thì sao? Tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển và Sáng tạo xanh GreenID đưa ra thông tin: Quy chuẩn khí thải các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam thua 33 lần Hàn Quốc, dù cùng sử dụng công nghệ. Còn tính nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM10 trong không khí cao gấp đôi nồng độ tiêu chuẩn cho phép ở Australia. Bà Khanh đặt câu hỏi: “Phải chăng người Việt Nam có sức chịu đựng khí thải lớn hơn người dân ở các nước khác?”. Tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi của bà Khanh với thực tế của bản thân!

Tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải của Việt Nam được xây dựng từ năm 2009. Nhưng tiêu chuẩn, quy chuẩn ấy đã thực sự vì sức khỏe cộng đồng. Quy chuẩn phát thải công nghiệp của Việt Nam đang quá thấp so với nhiều nước. Hệ lụy là Việt Nam sẽ trở thành “sân chơi” cho các công nghệ lạc hậu, yếu kém. Các doanh nghiệp không có trách nhiệm với môi trường sẽ “đổ xô” đến Việt Nam.

Các nguồn thải lớn hiện nay liên quan đến sử dụng nhiên liệu hóa thạch như nhiệt điện than, sản xuất xi măng, thép, công nghiệp hóa chất… Để kiểm soát các nguồn khí thải lớn, cần hạn chế nguồn phát thải mới. Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận để thông qua. Nhưng nội dung này lại không được đề cập cụ thể.

Đã đến lúc cần phải có định chế buộc những đơn vị chịu trách nhiệm về nguồn thải của mình. Các nhà máy nhiệt điện, sản xuất hóa chất, luyện gang thép, xi măng, dệt… xả ra môi trường bao nhiêu phải khắc phục bấy nhiêu, chịu trách nhiệm theo mức độ ô nhiễm mình gây ra. Cần đánh thuế môi trường rất nặng với những cơ sở sản xuất này. Để người Việt Nam không còn phải hít chất độc, việc siết chặt quy chuẩn, không để mức chênh lệch về quy chuẩn lớn giữa Việt Nam và thế giới là rất cấp bách.

Ngày nào tôi cũng phải phun nước rửa cho đám bonsai tôi yêu quý. Nhưng lá phổi của tôi sẽ được vệ sinh thế nào đây? Tôi có thể tự ru ngủ mình về thói quen làm hại cho lá phổi? Nhưng tôi mong lắm, pháp luật cần phải có hành lang để cái lò làm cốm kia ngừng hoạt động! Có thể mong ước của tôi là nhỏ nhoi! Nhưng chỉ là cái lò cốm mà pháp luật chưa bắt nó ngưng xả thải được, thì mong gì bắt cái nhà máy nhiệt điện ngừng “phun chất độc” ra môi trường!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.