Lá dâu tằm và 6 công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

GD&TĐ - Theo các danh y, thuốc tốt luôn có sẵn xung quanh chúng ta, quan trọng là ai biết tận dụng nó để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Những công dụng quý của lá dâu tằm là một trong những gợi ý tốt cho bạn.

Lá dâu tằm có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Lá dâu tằm có nhiều lợi ích cho sức khỏe

1. Thanh nhiệt, giải độc

Vào mùa hè nóng bức, lấy một ít lá dâu tằm đun nước để uống thay trà có thể giúp làm thư giãn cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi, đồng thời có thể giúp cho cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn với không khí oi nóng khi thời tiết nắng gay gắt.

Đối với một số bệnh nhân sốt cao, uống lá dâu tằm trong thời gian bị bệnh có thể khiến bệnh nhân sốt cao cảm thấy thoải mái và giải nhiệt ngay lập tức. Trong lá dâu có một số chất mang lại tác dụng diệt khuẩn, sau khi uống vào cơ thể, chúng được hấp thụ vào các phần cơ quan bên trong, tiêu diệt vi khuẩn, giúp cho cơ thể duy trì sự an toàn, chống lại bệnh tật.

2. Loại bỏ sưng và đau

Đối với những người cần thường xuyên tham gia vào các hoạt động lao động chân tay, vận động hay thể dục ở cường độ cao, sẽ không tránh khỏi những lúc bị đau mỏi, sưng viêm.

Trong trường hợp này, bạn có thể chọn tìm một ít lá dâu, đun thành nước, chờ cho nhiệt độ nước vừa đủ ấm thì dùng khăn nhúng vào nước dâu, chườm lên vùng đau mỏi hoặc chấn thương.

2. Thông kinh lạc, hoạt huyết, mạnh gân cốt

Những người lớn tuổi chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng chân tay mỏi mệt, thiếu sức lực, thiếu linh hoạt dẫn đến hạn chế vận động xuất phát từ nguyên nhân máu lưu thông chậm.

Trong trường hợp này, những người cao tuổi sẽ cảm thấy cơ thể thiếu sức sống, đau mỏi, tê bì tay chân, lực bất tòng tâm, trong lòng muốn làm việc mà chân tay không muốn vận động.

Nếu muốn cải thiện tình hình một cách đơn giản, bạn có thể dùng lá dâu tằm, đun thành nước rồi tắm. Mỗi ngày tắm bằng nước lá dâu 2 lần.

Trong khi tắm, có thể đun thêm lá dâu cho ấm lên, nhúng khăn vào nước ấm và chườm thêm ở những phần đau nhức như đầu gối, xương khớp. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì, làm được như vậy thì xương khớp sẽ cải thiện dần lên, đi lại vận động sẽ nhanh nhẹn hơn, cơ thể sẽ linh hoạt trông thấy.

3. Trị đau mắt đỏ

Lá dâu tươi đem phơi khô, giã nát rồi đốt thành than đen nấu lấy nước rửa mắt, rửa liên tục trong nhiều ngày mắt sẽ bớt đau, bớt sưng tấy.

Trong trường hợp mắt hay bị đau, bạn cũng có thể dùng lá dâu tằm hãm với nước sôi, để nguội và rửa mặt hằng ngày cũng sẽ rất nhanh khỏi (tốt nhất là lá dâu thu hoạch trong tháng chạp).

4. Trị chảy máu cam

Đây có lẻ là phương pháp được ông bà ta tin tưởng áp dụng nhiều nhất. Và thực tế cho đến ngày nay, lá dâu tằm trị chảy máu cam vẫn còn nguyên giá trị của nó.

Rất đơn giản, khi bị chảy máu cam, bạn chỉ cần lấy một nắm lá dâu tằm vò nhẹ và nhét trực tiếp vào lỗ mũi, máu sẽ nhanh chóng được cầm lại ngay lập tức.

5. Trị huyết áp cao

Nhiều người không hề biết, lá dâu tằm còn có tác dụng trong điều trị huyết áp cao. Trong trường hợp này, bạn có thể lấy một nắm lá dâu bánh tẻ, 1 con cá diếc.

Cá diếc sau khi sơ chế sạch sẽ, đem luộc, gỡ lấy phần thịt và nấu canh với lá dâu ăn sẽ có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.

6. Trị tóc bạc, tóc rụng

Khi bị tóc rụng nhiều, bạn có thể hái lá dâu tằm nấu với nước bồ kết để gội đầu. Áp dụng phương pháp này nhiều lần, bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy trái dâu tằm đã chín đen, 1 ít hà thủ ô đem ngâm với rượu uống sẽ giúp tóc có màu đen óng, lâu bạc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.