Pin Li-ion mới có thể giảm chi phí vật liệu đi khoảng 40% và rút ngắn quy trình sản xuất xuống còn 1/3 so với pin Li-ion hiện có, theo Kyocera công bố. Ngoài ra, nó có ít vấn đề kỹ thuật hơn so với pin rắn toàn phần, qua đó có độ an toàn lẫn mật độ đều cao và đang thu hút được nhiều sự chú ý.
Đối với loại pin mới, Kyocera đã sử dụng một hợp chất bùn lỏng hoàn toàn mới, tạo thành từ một điện cực với một bộ thu (lá kim loại nói chung). Loại bùn lỏng hiện tại bao gồm (1) vật liệu hoạt tính (hấp thụ và thải ra các ion Li và góp phần lưu trữ năng lượng), (2) chất kết dính giúp dễ dàng gắn bùn vào lá kim loại, (3) dung môi khiến việc áp dụng bùn dễ dàng hơn…
Mặt khác, pin mới loại bỏ các nhu cầu về chất kết dính và dung môi. Quy trình sản xuất hiện tại đòi hỏi một quy trình sấy khô sau khi đắp bùn lỏng bằng cách sử dụng chất kết dính hoặc dung môi cho lá kim loại, và khối lượng của bùn bị giảm xuống, khiến cho việc đắp bùn thật dày là không thể. Pin Li-ion mới có thể loại bỏ quá trình sấy khô vì nó không sử dụng chất kết dính và cho phép đắp bùn dày.
Theo Công ty 24M Technologies, nơi sở hữu công nghệ là nền tảng của pin mới, độ dày của bùn có thể lên tới 300 - 500ìm, lớn hơn khoảng năm lần so với pin hiện thời (60 - 110ìm).
Các vật liệu của pin mới có thể dễ dàng được tái chế. Do bùn của nó không bao gồm chất kết dính, nên bùn có thể dễ dàng được tách ra khỏi lá kim loại và được tái chế làm nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình sản xuất.