Kỳ thi THPT Quốc gia: Vẹn đôi đường với thang điểm 20

GD&TĐ - Đây là nhận định của lãnh đạo nhiều trường ĐH về chủ trương của Bộ GD&ĐT sử dụng thang điểm 20 trong kỳ thi THPT Quốc gia. Cách đánh giá này vừa tăng tính chính xác, lại mang nhiều thuận lợi cho thí sinh, phía nhà trường thì giải được bài toán khó trong tuyển sinh.

Kỳ thi THPT Quốc gia: Vẹn đôi đường với thang điểm 20

TS Trương Tiến Tùng – Phó Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội: Cách đánh giá tạo mọi thuận lợi cho thí sinh

 "Đừng vội nghĩ thang điểm 20 với ý nghĩa tạo mọi thuận lợi cho thí sinh là “chấm lỏng”. Tôi cho rằng thang điểm 20 giúp đánh giá chính xác hơn. Cách tính thang điểm 20 năm nay chính là để học sinh xét được khả năng, môn thi thế mạnh của mình" - TS Trương Tiến Tùng.

Chúng tôi đánh giá cao việc sử dụng thang điểm 20 trong kỳ thi THPT quốc gia. 

Trước đây, đâu đó có lo lắng việc tuyển chọn kỳ thi sẽ bị khó quá, thang bậc quá sít sao, nay Bộ GD&ĐT công bố sử dụng thang điểm 20 đã giải tỏa được những băn khoăn này. Bởi bước sàng lọc đã rộng hơn, điểm chấm vẫn là 0,25 nhưng độ chính xác cao hơn nữa.

Với cách đánh giá theo thang điểm 20, Bộ GD&ĐT đang tiến hành cách đánh giá tạo mọi thuận lợi cho thí sinh, bởi đề thi không đổi, nhưng mỗi bước làm chính xác, mỗi ý nhỏ trình bày của các em đều được phát hiện, cho điểm. 

Cụ thể là trong thang điểm 20, chấm chi tiết đến 0,25 điểm và tổng điểm bài thi không làm tròn. Như thế thang điểm sẽ được chia dày hơn (nhiều mức điểm hơn) so với thang điểm 10 hiện nay (thang điểm 20 được chia thành 80 mức, còn thang điểm 10 là 40 mức). Do đó, những gì thí sinh làm được trong bài thi sẽ được tính và chấm điểm chi tiết hơn. 

  • Phần khó khăn ở đây lại thuộc về người chấm điểm chứ không phải người đi thi, cần phải cẩn thận hơn, tập trung, bao quát hơn nữa khi chấm bài thi. 

  • Việc chấm đến 0,25 điểm là phù hợp với thói quen lâu nay; việc ghi điểm thành phần và cộng điểm bài thi cũng dễ hơn so với việc vẫn giữ thang điểm 10 nhưng chấm đến 0,125 điểm (việc ghi điểm thành phần và cộng điểm bài thi phức tạp hơn, dễ xảy ra sai sót hơn so với dùng thang 20 điểm, chấm đến 0,25 điểm).

Đừng vội nghĩ thang điểm 20 với ý nghĩa tạo mọi thuận lợi cho thí sinh là “chấm lỏng”. Tôi cho rằng thang điểm 20 giúp đánh giá chính xác hơn. Cách tính thang điểm 20 năm nay chính là để học sinh xét được khả năng, môn thi thế mạnh của mình"

Việc tạo thuận lợi cho thí sinh này không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tuyển. Vì nguồn tuyển có điểm thi cao thì thang điểm xét tuyển lại cao hơn, các trường lấy thí sinh theo danh sách từ trên xuống. 

PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Thang điểm 20 vừa có lợi cho thí sinh, vừa có lợi cho nhà trường

Kỳ thi THPT Quốc gia: Vẹn đôi đường với thang điểm 20 ảnh 2"

Càng chẻ nhỏ, người làm đề, xây dựng đáp án, công tác chấm thi vất vả. Nhưng theo tinh thần làm mọi điều có lợi cho thí sinh, chúng ta sẵn sàng chịu vất vả, không nề hà" - PGS Nguyễn Văn Minh.

Tôi rất tâm đắc với chủ trương sử dụng thang điểm 20 trong kỳ thi THPT quốc gia.

Thang điểm 20 làm chi tiết hóa đáp án. Với quan điểm của tôi là người đi dạy, nên làm rõ, đây là điểm lợi cho học sinh. 

Ví dụ một câu nhỏ ở trong lấy 0,5 điểm, khi người chấm tinh ý có thể cho 0,5 hoặc 0 điểm, còn khi chẻ nhỏ ra, nếu tìm ra ý là có thể cho ngay 0,25 – người chấm cũng không băn khoăn gì, chấm thi sẽ không lo chấm lỏng mà là chấm chính xác.

Không chỉ có lợi cho thí sinh, mà thang điểm này cũng mang lại ích lợi cho các nhà trường. 

Ngay bản thân trường tôi là một ví dụ. Năm ngoái, chúng tôi có ngành điểm chuẩn là 25 nhưng còn thiếu một ít so với chỉ tiêu. Tính đi đếm lại, nếu nhích điểm chuẩn xuống một chút thì lại thành 100 em trúng tuyển, bởi có rất nhiều em bằng điểm nhau. Vậy nên trường phải quyết định lấy ít hơn chỉ tiêu chứ không nhích điểm nữa.

Nay nếu chấm thang điểm 20, với việc chia dày hơn các mức điểm thì với cùng độ chênh lệch 0,5 điểm, các trường ĐH, CĐ sẽ tuyển được các thí sinh có kết quả thi phù hợp và đáp ứng tốt hơn chỉ tiêu tuyển sinh của trường, do đó sẽ góp phần khắc phục tình trạng nói trên, giúp các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh.

Thang điểm 20 vừa có lợi cho thí sinh, vừa có lợi cho nhà trường. Có lẽ dự đoán, phân tích những tình huống đó, Bộ đã đưa chủ trương này vào Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia.

TS Phan Huy Phú – Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long: Giải pháp tránh trường hợp nhiều thí sinh cùng nguyện vọng mà bằng điểm

Kỳ thi THPT Quốc gia: Vẹn đôi đường với thang điểm 20 ảnh 3 Các thí sinh sẽ không hề có áp lực, ảnh hưởng gì khi làm bài thi với thang điểm 20. Thang điểm 20 là để cho xét tuyển. Các em cứ cố gắng hết sức làm bài cho thật tốt - TS Phan Huy Phú
Tôi ủng hộ cách đánh giá thang điểm 20 trong kỳ thi THPT Quốc gia. Thang điểm này chính xác hơn trước, thang điểm càng giãn ra thì càng chính xác hơn.

Thang điểm 20 là một giải pháp để tránh trường hợp nhiều thí sinh cùng nguyện vọng mà bằng điểm. 

Trước khi đưa ra thang điểm 20, tôi nghe được rằng không làm tròn điểm mà để nguyên 0,25. Nay có chủ trương chấm theo thang điểm 20 sẽ làm cho việc trùng điểm nhau giảm bớt hơn nữa.

Thang điểm 20 còn có ý nghĩa phân biệt mức độ giỏi, khá, trung bình, nay với kỳ thi “hai trong một” này, ý nghĩa thang điểm 20 nhấn mạnh là cho giãn khoảng cách điểm ra, không bị trùng nhau nữa. 

Như vậy, các nhà trường cũng nhẹ đi phần nào trong việc chọn lựa thí sinh.

Tôi cho rằng người chấm với thang điểm 20 cũng không có khó khăn gì, bởi cứ theo barem quy định mà chấm thi. 

Vì dự kiến mở rộng sang thang điểm 20 nên liên quan đến quy định về mức điểm tối thiểu đối với mỗi môn thi. Năm 2014, quy chế quy định mỗi môn thi phải đạt trên 1,0 điểm mới được xét công nhận tốt nghiệp, thì năm 2015, với thang điểm 20, mức điểm này được nhân đôi lên thành 2,0 điểm. 

Tương tự, mức điểm ưu tiên tối đa năm 2014 là 4,0 điểm (thang điểm 10), năm 2015 sẽ là 8,0 điểm (thang điểm 20).

Lãnh đạo nhiều trường ĐH đều lên tiếng ủng hộ mức điểm ưu tiên này với quan điểm: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thí sinh các khu vực vùng khó, vùng sâu vùng xa, các thí sinh dân tộc. 

Nếu thí sinh yêu thích học tập, đam mê nâng cao kiến thức, các nhà trường đều sẵn sàng đón nhận, động viên các em học tập, giúp các em tìm được hướng đi phù hợp với khả năng bản thân và sau này giúp ích được cho quê hương, đất nước. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Siết chặt nồi hầm ở Kurakhove

Siết chặt nồi hầm ở Kurakhove

GD&TĐ - Các nhóm quân Nga từ phía đông, phía nam và phía bắc đang thắt chặt vòng vây quanh nhóm quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở thành phố Kurakhove.