Kỳ thi THPT quốc gia: Hài lòng và kỳ vọng

GD&TĐ - Nhiều cán bộ quán lý, giáo viên (GV), phụ huynh, học sinh (HS) và thí sinh tham gia thi tại TPHCM đã có những phản hồi rất tích cực về kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Niềm vui của thí sinh sau kỳ thi
Niềm vui của thí sinh sau kỳ thi

Kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM đánh giá về kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã thành công trên nhiều phương diện.

Trước tiên đó là việc bố trí các điểm thi thuận lợi nhất cho thí sinh, các bán bộ giám thị làm việc theo quy chế với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ Sở. Và để phục vụ cho kỳ thi này, thành phố đã huy động hơn 12.000 người, trong đó có khoảng 10.000 cán bộ coi thi, giám sát, thanh tra thi. Đánh giá chung các cán bộ, giám thị làm việc rất nghiêm túc, chu đáo.

Bên cạnh đó, học sinh nghiêm túc làm bài, không có trường hợp đến trễ, không có sự cố nào về sức khỏe của các em trong quá trình thi như mọi năm như đau ruột thừa, trên đường đi thi bị té. Con số thí sinh bị đình chỉ cũng giảm hẳn so với các năm: chỉ có 2 em bị đình chỉ trong tổng số gần 72 ngàn thí sinh dự thi.

Phụ huynh đưa rước con em rất thuận tiện vì năm nay TPHCM bố trí 114 điểm thi rải đều ở 24 quận, huyện . Rất nhiều HS được thi tại ngôi trường mình theo học nên các em rất vui, thoải mái. Đặc biệt, qua xuống các điểm thi kiểm tra, trao đổi với học trò , tôi thấy học trò rất phấn khởi làm bài, các em tỏ ra rất hài lòng với việc đổi mới hình thức thi trắc nghiệm ở bài thi tổ hợp.

Với hình thức thi này, công tác chấm thi sẽ nhanh hơn, đảm bảo tính chính xác cao nhất bởi chỉ có Ngữ văn thi tự luận còn lại là thi trắc nghiệm sẽ do máy chấm. Về đề thi đã đảm bảo việc vừa xét TN vừa xét tuyển ĐH, CĐ tức là độ phân hóa tốt. Như vậy không chỉ kỳ thi nhẹ nhàng mà tôi nghĩ tới đây việc xét tuyển cũng sẽ rất thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM
 Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM 
 

Để có được sự thành công đó, theo ông Nguyễn Tiến Đạt, ngoài sự chuẩn bị tỉ mỉ, chi tiết, kỹ lưỡng lường hết các tình huống (nếu có) để xử lý của Sở, thì phải nói đến sự chỉ đạo của Chính phú, của Bộ GD&ĐT, của UBND TPHCM, sự phối hợp với các ban ngành như Công an thành phố, Sở Điện lực, Sở Giao Thông vận tải, Sở Y tế… chuẩn bị chu đáo nhất cho kỳ thi nghiêm túc, an toàn. Ngoài ra, Sở cũng thường xuyên họp trực tiếp và trao đổi với đại diện các trường ĐH để trao đổi thông tin nhằm đảm bảo tổ chức kỳ thi tốt nhất.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Tiến Đạt kỳ thi thành công, cũng có sự đóng góp không nhỏ từ việc XH rất đồng lòng, ủng hộ và sự hỗ trợ thông tin kịp thời của báo chí.

Ở góc nhìn là một giáo viên, một giám thị, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, GVTrường THPT Đào Sơn Tây, quận Thủ Đức, giám thị coi thi tại điểm thi Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Thủ Đức đánh giá: Việc giảm thời gian làm bài ở các môn là vô cùng hợp lý, đặc biệt là thi trắc nghiệm ở hầu hết các môn rất phù hợp với xu thế của các nền giáo dục phát triển. Học sinh làm bài tỏ ra vô cùng phấn khởi, các câu hỏi trong đề ngắn gọn, súc tích, không đánh đố HS. Đặc biệt là mỗi em một mã đề, điều này triệt để việc gian lận trong thi cử. Giám thị coi thi cũng có phần được nhẹ nhàng. Tuy nhẹ nhàng nhưng chúng tôi rất nghiêm túc và không chủ quan, luôn làm việc theo đúng quy chế. Khi Sở GD&ĐT phân công coi thi xáo trộn giữa các điểm thi, một GV THPT và một giảng viên ĐH trong phòng coi thi điều này cho thấy sự hợp lý cũng như đảm bảo tính khách quan, công bằng trong công tác giám thị.

Và sự hài lòng của xã hội

Kết thúc môn  thi các cháu cười tươi phấn khởi, làm bài tốt là chúng tôi mừng vô cùng. Các con vui 1 chúng tôi vui 10.
 
Phụ huynh mai Văn Hạnh

Có thể thấy, với những đổi mới trong kỳ thi năm nay, thi cử đã không còn áp lực với các thí sinh, không là gánh nặng với nhiều gia đình. Sự thuận tiện trong đi lại, sự hợp lý về mặt thời gian là điều khiến các phụ huynh cảm thấy hài lòng nhất.

Phụ huynh Mai Văn Hạnh, có con theo học tại Trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Gò Vấp chia sẻ: Vài năm trước cháu lớn thi tận bên quận 2, đường sá không quen, hai ba con sáng nào cũng dậy sớm, vì sợ kẹt xe sợ trễ… Trưa ở lại ăn tạm quán ven đường, cũng vất vả lắm. Giờ các cháu đi thi cứ như đi…chơi. Tôi đứng đợi các con, cháu nó thi ngay gần nhà, nên cũng thảnh thơi lắm, hết giờ thi về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi nên thoải mái lắm. Kết thúc môn các cháu cười tươi vui vẻ, hỏi cháu nào cũng bảo làm bài tốt là chúng tôi vui vô cùng. Tôi rất ủng hộ cách tổ chức thi như vậy của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt là thi trắc nghiệm và thời gian làm bài rút ngắn đi ở các môn, giảm đi những căng thẳng, áp lực trong thi cử với các cháu. Làm phụ huynh, thấy các cháu rời phòng thi vui 1 chúng tôi vui 10.

Là thí sinh tham gia kỳ thi, nhiều em khi được hỏi rất hài lòng với những đổi mới của kỳ thi năm nay. Em Phí Thùy Linh, lớp 12A11, Trường THPT Trưng Vương, quận 1 chia sẻ: Tụi con được nhà trường ôn tập kĩ nên không có gì lo lắng trong kỳ thi dù đây là năm đầu tiên hầu hết các môn thi trắc nghiệm, có bài thi tổ hợp môn. Tụi con làm bài khá tốt, được thi tại trường nên rất thoải mái, vui vẻ. Ngày ngày vẫn đi học từ nhà đến trường nên mẹ con chở con đi không gặp trở ngại gì về giao thông, trưa con về nhà ăn cơm rồi lại quay lại thi môn chiều nên thấy rất thoải mái. Các bạn của con cũng làm bài rất tốt, ai cũng vui vẻ.

Từng tác nghiệp ở nhiều kỳ thi tại TPHCM, phóng viên Hoài Nam, Báo Dân trí cho rằng, nhìn gương mặt các em HS trả lời báo chí sau mỗi môn rất vui vẻ, phấn khởi cho thấy kỳ thi rất nhẹ nhàng, không áp lực cho các em. Đặc biệt là phụ huynh, ai cũng vui vì các con được thi gần nhà, đưa rước thuận lợi, giảm được tối đa những chi phí phát sinh trong kỳ thi. Việc thi cử dường như được bình thường hóa, giảm áp lực cho thí sinh, phụ huynh. Đây là điều đáng ghi nhận.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM kỳ thi thành công, có sự đóng góp không nhỏ từ việc XH rất đồng lòng, ủng hộ và sự hỗ trợ thông tin kịp thời của báo chí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.