Kỷ luật giám đốc công ty lâm nghiệp vì để mất rừng

GD&TĐ - Mặc dù là giám đốc công ty lâm nghiệp nhưng ông Lê Văn Thủy buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra gây thiệt hại hơn 218 m3 gỗ.

Một vụ phá rừng tại khu vực do Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Kông H'de quản lý.
Một vụ phá rừng tại khu vực do Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Kông H'de quản lý.

Ngày 23/2, thông tin từ Huyện ủy Krông Chro (tỉnh Gia Lai) cho biết đã thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Lê Văn Thủy, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Kông H'de (xã Kông Yang, huyện Kông Chro).

Trước đó, trong năm 2022 và 9/2023 xảy ra 4 vụ khai thác, hủy hoại rừng tại các lâm phần do Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Kông H'de quản lý, thiệt hại hơn 218 m3 gỗ với số tiền trên 2,3 tỉ đồng.

Theo Huyện ủy Kông Chro, ông Lê Văn Thủy đã buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát… Không những vậy, có vụ việc cấp dưới phát hiện, báo cáo nhưng ông Thủy không báo cáo lên cấp trên.

Vi phạm của ông Lê Văn Thủy gây hậu quả nghiêm trọng, có tính chất và tác hại lớn. Đồng thời làm giảm uy tín của cá nhân và tổ chức Đảng, đơn vị nơi ông Thủy sinh hoạt, công tác và làm thiệt hại lớn nguồn tài nguyên của nhà nước đến mức phải xem xét kỷ luật.

Ngoài ra, Huyện ủy Kông Chro cũng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Chi bộ Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Kông H'de vì buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao đối với đơn vị chuyên môn và các đảng viên chi bộ. Từ đó để công ty cùng một số đảng viên chi bộ không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng, thiếu tuần tra, kiểm soát.

Cũng liên quan đến các vụ phá rừng, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kông Chro đã khởi tố và bắt tạm giam một nhân viên quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Kông H'de.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...