Kỳ lạ việc điều chuyển giáo viên ở Buôn Đôn

GD&TĐ - UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk điều chuyển giáo viên một cách kỳ lại, ngành GD&ĐT không hề hay biết.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi, huyện Buôn Đôn - Ảnh: Thành Tâm.
Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi, huyện Buôn Đôn - Ảnh: Thành Tâm.

Ngành giáo dục bị đứng ngoài cuộc

Chiều 20/9, một lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) xác nhận, đã nắm thông tin việc UBND huyện điều chuyển cô Phạm Thị Huyền Trang, giáo viên tiếng Anh từ Trường Tiểu học Lê Lợi đến nhận công tác tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ama Trang Lơng (thôn 5, Buôn Knia, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn), kể từ ngày 21/8/2023.

Điều đáng nói, đây là giáo tiếng Anh duy nhất của Trường Tiểu học Lê Lợi. Việc điều chuyển này Phòng GD&ĐT huyện không hề hay biết.

"Đến nay Phòng GD&ĐT nhận được 8 quyết định điều chuyển. Trong đó, chỉ có 1 quyết định Phòng tham mưu theo nguyện vọng chính đáng. Còn lại Phòng Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện quyết định mà không hề hỏi ý kiến Phòng GD. Chủ tịch UBND huyện thì nhiều việc, sao mà nắm hết được", 1 lãnh đạo Phòng GD&ĐT nói.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi, huyện Buôn Đôn trong một hoạt động ngoài trời - Ảnh: Thành Tâm.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi, huyện Buôn Đôn trong một hoạt động ngoài trời - Ảnh: Thành Tâm.

Gây khó cho nhà trường

Ông Phạm Văn Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Cuôk Nia, huyện Buôn Đôn) cho biết: “Thứ nhất, theo quy định tại Nghị định 115 của Chính phủ về tuyển dụng công chức; thứ hai, căn cứ vào công văn 106 của Phòng GD&ĐT về tiếp nhận hồ sơ thuyên chuyển công tác theo nguyện vọng. Theo quy định này thì nhà trường phải có công văn đồng ý chuyển đi và có 1 công văn tiếp nhận ở đơn vị mới công tác, nhưng việc này tôi không được biết".

Ông Cường cũng hết sức băn khoăn: "Nhà trường chỉ có cô Phạm Thị Huyền Trang dạy tiếng Anh, đây là môn đặc thù không thể bố trí giáo viên dạy thay, nhưng lãnh đạo huyện Buôn Đôn vẫn ký quyết định cho cô giáo này chuyển đi. Trong khi đó nơi cô Trang chuyển đến hiện tại đã có tới 3 giáo viên tiếng Anh, thêm cô Trang nữa thành 4, vậy thì có thừa không?".

"Trường Tiểu học Lê Lợi hiện có 312 học sinh. Trong đó, hơn 80% là học sinh dân tộc thiểu số (chủ yếu là con em các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào - PV) mà chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh. Sau khi cô Trang được UBND huyện cho chuyển, thành ra trường này "trắng giáo viên tiếng Anh". Học sinh rơi vào cảnh "thất học" đối với môn học bắt buộc này", một giáo viên buồn bã nói.

Trước thực trạng trên, ngày 14/9/2023, lãnh đạo Nhà trường đã có báo cáo về việc không có giáo viên dạy môn tiếng Anh năm học 2023-2024 gửi UBND huyện Buôn Đôn, Phòng Nội vụ huyện, Phòng GD&ĐT huyện Buôn Đôn.

Ông Cường cho biết thêm, Nhà trường phải thỏa thuận bên ngoài 1 cô giáo dạy tiếng Anh với mức lương 3,8 triệu đồng để về dạy học tạm thời cho các em. Tuy nhiên, theo quy định, mỗi tuần các khối lớp 3, 4, 5 phải học 4 tiết/tuần, nhưng hiện tại các em mới chỉ được học 2 tiết/tuần. Để có kinh phí trả lương cho cô dạy tiếng Anh tạm thời, Nhà trường cũng đang gặp khó khăn vì không có kinh phí chi trả nên phải huy động xã hội hóa giáo dục.

Còn theo ông Trần Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và trung học cơ sở Ama Trang Lơng, hiện tại Nhà trường đã có 3 giáo viên dạy tiếng Anh. Trong tháng 8/2023 có tiếp nhận thêm 1 cô về, nâng tổng số giáo viên dạy tiếng Anh của trường lên 4 cô giáo.

Báo Giáo dục và Thời đại sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.