Kỳ lạ bộ lạc cả đời chỉ tắm một lần

GD&TĐ - Bộ lạc Himba có khoảng 50 ngàn người, sinh sống tại vùng Kunene ở phía bắc Namibia (đất nước nằm ở phía tây nam châu Phi). Bộ lạc này nổi tiếng là những người chăn gia súc duyên dáng, rất chú trọng làm đẹp bằng đất đỏ, phụ nữ chỉ tắm nước một lần trong đời trước khi kết hôn.

Những người đẹp ngực trần của bộ lạc Himba. (Ảnh: Normadic-by-nature).
Những người đẹp ngực trần của bộ lạc Himba. (Ảnh: Normadic-by-nature).

Họ là những người chăn nuôi gia súc bán du mục vì có các trang trại để trồng trọt, nhưng vẫn có thể phải di chuyển trong năm tùy thuộc vào lượng mưa và tìm nơi có nguồn nước.

Phụ nữ Himba làm đẹp bằng cách bôi loại "bùn đỏ" lên đầu tóc.

Phụ nữ Himba làm đẹp bằng cách bôi loại "bùn đỏ" lên đầu tóc.

Cư dân bộ lạc Himba ở trong những ngôi làng đơn sơ. Mỗi ngôi nhà có cấu trúc hình nón, liên kết với nhau bằng lá Mopane, loại lá phổ biến ở Châu Phi và tường nhà được xây dừng từ bùn trộn chất thải của người nhằm tạo độ vững chắc.

Cư dân bộ lạc Himba sống khá ẩn dật, cảnh giác với các mối liên hệ từ bên ngoài và sẵn sàng chống lại bất kỳ hình thức nào bị cho là "làm ô nhiễm" tín ngưỡng và văn hóa bản địa của họ.

Đàn ông Himba chủ yếu đảm nhận việc chăn nuôi dê, bò, cừu… Phụ nữ lo kiếm củi, tìm nguồn nước ngọt để sử dụng, nấu ăn, vắt sữa bò, chăm sóc con cái và tham gia vào các hoạt động nghệ thuật chung của bộ lạc.

Himba cũng nổi tiếng là một trong những bộ tộc ấm áp nhất châu Phi bởi cách sống phóng khoáng, nền kinh tế tự cung tự cấp khá ổn cùng những phong tục cởi mở khiến người du khách kinh ngạc.

Người Himba rất thích thể hiện vẻ duyên dáng của mình bằng cách làm đẹp độc đáo đặc trưng. Đó là bao phủ khắp người bằng Otijze (loại đất sét đặc màu đỏ) trông như bùn được nghiền trộn với thảo dược. Nhờ vậy họ bảo vệ được làn da dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt và tránh bị côn trùng châm chích.

Trang điểm cho cô dâu trước ngày cưới,

Trang điểm cho cô dâu trước ngày cưới,

Người Himba hầu như không tắm bằng nước, một phần là do họ sống trong môi trường khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhất nên nước ngọt rất hiếm. Một phần khác là do tập tục. Tuy vậy trông họ vẫn khỏe mạnh, sạch sẽ, nhiều phụ nữ khá xinh đẹp, tươi tắn nhờ trang điểm bằng otijze hàng ngày.

Để giữ cơ thể sạch sẽ, người Himba dùng nhiều loại thảo mộc phơi khô, giã nhỏ sau đó để trên gạch và đốt, xông khói khắp cơ thể. Để xông hiệu quả hơn, họ dùng một chiếc khăn phủ quanh người.

Một cách khác là họ cho một ít than củi đang cháy vào chiếc bát nhỏ đựng lá thơm, chờ cho khói bốc lên thì cúi đầu trên chiếc bát cho đổ mồ hôi mặt. Rồi trùm chăn lên bát lá thơm để giữ cho làn khói bao trùm khắp cơ thể làm đổ mồ hôi toàn thân.

Otjize có ý nghĩa to lớn đối với người Himba, tượng trưng cho màu đỏ tươi của trái đất, máu và bản chất của sự sống. Người Himba sử dụng Otjize bôi trên tóc của họ, được giữ lâu và tết thành những búi kết khá phức tạp làm nên phong cách của chính họ. Phụ nữ Himba sử dụng hỗn hợp này có tẩm nhựa thơm lên tóc của họ từ tuổi dậy thì.

Được cho là loại “mỹ phẩm” thiên nhiên bảo vệ làn da của họ khỏi ánh nắng mặt trời và xua đuổi côn trùng, người Himba sử dụng otjize mang tính thẩm mỹ. Họ xem đó là cách trang điểm truyền thống được phụ nữ áp dụng nghiêm ngặt. Otjize cũng phục vụ cho mục đích vệ sinh, vì khi khô lại và bong ra, nó sẽ loại bỏ bụi bẩn và da chết. Vì thế, theo họ, đây là loại “kem” hết sức hữu hiệu.

Đối với Người Himba, mái tóc có rất nhiều ý nghĩa; được coi là biểu tượng của khả năng sinh sản, những sợi tơ dài dày được xem như một minh chứng cho khả năng sinh con của người phụ nữ. Đây là lý do tại sao một phụ nữ Himba trung bình dành rất nhiều thời gian để trang điểm cho mái tóc và thực hiện một số nghi lễ làm đẹp đặc biệt.

Mỗi kiểu tóc là một câu chuyện khi họ bước qua tuổi dậy thì và tìm thấy vị trí của mình trong xã hội sau khi kết hôn. Nó thể hiện tuổi tác, địa vị xã hội của mỗi người, cho phép họ nhận dạng nhân cách của nhau.

Khi dậy thì, cô gái người Himba bắt đầu tết tóc thành hai bím, xõa về phía trước và tạo kiểu để phù hợp với gia tộc của cha cô. Đối với cô bé chưa đến tuổi dậy thì, nút thắt bím tóc đôi sẽ thả về phía trước, trong khi các thắt bím tóc còn lại thả về phía trước. Khi đến tuổi dậy thì, cô gái này được tạo kiểu tóc dài hơn, các phần tóc tết sẽ để ra phía trước mặt. Khi đã sẵn sàng cho việc kết hôn, tóc sẽ được tạo kiểu vuốt ra phía sau.

Đối với người Himba, vẻ đẹp là hoàn toàn tự nhiên, việc sử dụng otjize làm đẹp và các kiểu tóc khác nhau theo từng giai đoạn là tượng trưng cho sự bảo tồn văn hóa các phong tục cổ xưa.

Theo guardian; Normadic-by-nature

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...