Ký kết 23 thỏa thuận và điều ước quốc tế trong lĩnh vực GD&ĐT

Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký kết “Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN và Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2017-2025”
Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký kết “Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ KH&CN và Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2017-2025”

Bên cạnh việc thực hiện ký kết các thỏa thuận và điều ước quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục đồng thời triển khai hiệu quả các thỏa thuận, điều ước quốc tế với nước ngoài về hợp tác giáo dục, công nhận văn bằng, tín chỉ với các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới; thí điểm một số mô hình giáo dục của một số nước có nền giáo dục tiên tiến; liên kết đào tạo với nước ngoài.

Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài thông qua các chương trình học bổng ngân sách nhà nước, học bổng hiệp định với các nước tiếp tục được triển khai. Đặc biệt phải kể đến Liên bang Nga cấp gần 1000 suất học bổng và Hungary cấp 200 suất học bổng theo diện hiệp định Chính phủ.

Tại thời điểm tháng 5/2018 có khoảng 6365 lưu học sinh Việt Nam diện học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước đang học tập tại 43 nước trên thế giới, trong đó tập trung đông nhất tại Châu Âu với 4384 lưu học sinh, chiếm 68,9%. Các quốc gia có nhiều LHS học bổng ngân sách nhà nước đang học tập là: Liên bang Nga (2897), Ô-xtơ-rây-li-a (443), Hoa Kỳ (353), Đức (335), Pháp (331).

Hiện tại Bộ GD&ĐT đang theo dõi, quản lý khoảng 20.000 lưu học sinh nước ngoài từ khoảng 64 nước trên thế giới học tập tại Việt Nam, trong đó đông nhất là lưu học sinh Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Cũng liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 thay thế Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch hội nhập quốc tế về giáo dục giai đoạn 2016-2020, trong đó chú trọng hội nhập cấp giáo dục phổ thông; khoa học và công nghệ; chương trình trao đổi giáo viên, học sinh, sinh viên; hoàn thành kế hoạch hành động giai đoạn 2017-2020 của Bộ thực hiện Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025.

Nhiều chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập trong nước đã được cơ sở của nước ngoài, kể cả các nước phát triển thừa nhận và liên thông.

Học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với sách báo và tài liệu nước ngoài hoặc giao lưu trực tiếp với người nước ngoài để tìm hiểu, học hỏi tiếp thu văn hóa và tri thức nhân loại, đồng thời chuyển tải văn hóa Việt Nam đến các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Nhiều cơ sở GDĐH đã ký kết ghi nhớ và triển khai hợp tác hiệu quả với các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức quốc tế của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc... và nhiều nước trong khu vực ASEAN, tăng cường trao đổi giảng viên, chuyên gia, sinh viên quốc tế.

Các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các Đại sứ quán quản lý dịch vụ tư vấn du học và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Hiện có gần 1100 tổ chức đăng ký dịch vụ kinh doanh tư vấn du học.

Lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài diện học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước thời điểm tháng 5/2018. Nguồn: Báo cáo của Cục Hợp tác quốc tế, 2018

Lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài diện học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước thời điểm tháng 5/2018. Nguồn: Báo cáo của Cục Hợp tác quốc tế, 2018

Tuy nhiên, cũng theo Bộ GD&ĐT, các chương trình học bổng Hiệp định chưa được phổ biến rộng rãi; thông báo tuyển sinh chủ yếu được đăng tải trên các trang web của Bộ GDĐT và Cục Hợp tác quốc tế mà chưa có quảng bá, truyền thông trực tiếp đến người dân. Hội nhập quốc tế trong giáo dục chưa sâu, không đồng đều giữa các địa phương và cơ sở giáo dục. Việc áp dụng những công nghệ, mô hình giáo dục nước ngoài, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và việc học sinh, sinh viên đăng ký theo học các chương trình học bổng hiệp định của Chính phủ vẫn tập trung chủ yếu tại một số thành phố lớn.

Đầu tư của nước ngoài vào trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chủ yếu tập trung tại một số thành phố lớn, số lượng các dự án đầu tư chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Công tác quản lý, thanh kiểm tra các chương trình liên kết giáo dục ở bậc phổ thông còn chưa được quan tâm đúng mức, do đó đã phát sinh một số vi phạm, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động hợp tác đầu tư giáo dục với nước ngoài.

Công tác quản lý các cơ sở giáo dục nước ngoài chưa thực sự sâu sát. Công tác quản lý tư vấn du học ở một số địa phương chưa chặt chẽ và kịp thời dẫn đến việc các công ty tư vấn du học cung cấp dịch vụ và thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến quyền lợi người học, đặc biệt là du học tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.