Kỳ III: Những ngân hàng tay trót dính chàm

GD&TĐ - Khi phát xít tràn qua châu Âu, đội quân này không chỉ xâm chiếm các nước mà còn gom những người tàn tật, đồng tính, người Do Thái và những người được coi là “không được mong muốn”, hành hạ, giết chóc và cướp đi những gì họ có. 

Kỳ III: Những ngân hàng tay trót dính chàm

Hàng loạt ngân hàng từng dính dáng đến phát xít

Hàng triệu người đã kết thúc cuộc đời tại các trại tập trung là điều ai cũng biết. Nhưng không phải ai cũng biết về những gì đã diễn ra với tài sản của các nạn nhân. Khi đó, nhiều ngân hàng đã đồng ý thu giữ tài sản của các khách hàng Do Thái và giao cho phát xít.

Năm 1998, ngân hàng Barclays chấp thuận việc chi trả 3,6 triệu USD cho những người Do Thái bị các chi nhánh của ngân hàng này tại Pháp thu giữ tài sản trong cuộc chiến. Năm 1997, các ngân hàng Thụy Sĩ cũng đồng ý bồi thường 1,25 triệu USD.

Ngoài ra, còn nhiều ngân hàng khác cũng dính dáng tới vấn đề này và không chỉ có các ngân hàng châu Âu. Ngân hàng Chase Manhattan cũng đã thu giữ hơn 100 tài khoản ở Paris trong cuộc chiến.

Bộ Tài chính Mỹ đã cung cấp các tài liệu giải mật cho thấy ngân hàng Chase Manhattan đã “hợp tác chặt chẽ với các nhà chức trách Đức” để đóng băng các tài khoản của người Do Thái giai đoạn những năm 1940.

Rửa tiền cho các nhà độc tài, khủng bố, tập đoàn ma túy

Tháng 7/2012, Thượng viện Mỹ đã đệ trình báo cáo cáo buộc HSBC Holdings tiết lộ hệ thống tài chính của Mỹ cho các quỹ bất hợp pháp của các tập đoàn ma túy Mexico, Triều Tiên, Cuba và khủng bố Ả-rập Xê-út.

Khi đó, HSBC Holdings là ngân hàng lớn nhất châu Âu, với 470 chi nhánh ở Mỹ, hỗ trợ cho khoảng 4 triệu khách hàng. Bất luận sự nghiêm trọng của cáo buộc, Thượng nghị viện Mỹ chỉ đơn thuần yêu cầu một lời xin lỗi.

HSBC tuyên bố họ “sẽ thừa nhận rằng trong quá khứ, đôi khi chúng tôi đã không đạt chuẩn mà các nhà quản lý và khách hàng mong đợi” - một cách đối phó hài hước với những gì họ đã gây ra.

Không dễ để tính toán được số tiền dính dáng đến các hoạt động phạm pháp của HSBC trong giai đoạn đó, nhưng chỉ một mối liên kết trong số đó đã vượt quá 7 tỷ USD trong một năm.

Năm 2012, HSBC đã phải đối mặt với một vụ kiện và cáo buộc hình sự liên quan đến số tiền mà ngân hàng này đã rửa cho các tập đoàn ma túy Mexico.

Văn bản của tòa ghi chép: “Việc hỗ trợ tài chính và rửa tiền có hệ thống của HSBC đã hỗ trợ rất nhiều cho các tập đoàn ma túy Mexico, trong đó bao gồm các cartel của Sinaoloa, Juarez và Los Zetas”.

Khiếu nại đối với HSBC cho rằng, ngân hàng này đã lập và thực hiện các kế hoạch với vẻ ngoài là chương trình chống rửa tiền, nhưng thực chất lại được thiết kế để đảm bảo rằng tiền “bẩn” sẽ đi qua ngân hàng mà không bị phát hiện.

“Rửa tiền là huyết mạch của các tập đoàn ma túy Mexico, cho phép các tập đoàn này xây dựng một vỏ bọc hợp pháp, tạo điều kiện cho chúng phát triển các “doanh nghiệp” toàn cầu”.

Nếu không có sự hỗ trợ của các ngân hàng như HSBC trong việc sắp xếp, di chuyển, lồng ghép các khoản tiền bất hợp pháp vào mạng lưới tài chính toàn cầu và sự tham nhũng của các quan chức, thì tất cả các công cụ kiếm tiền của các tập đoàn tội phạm như vũ khí, đạn dược, xe cộ, máy bay, thiết bị truyền thông, nguyên liệu sản xuất ma túy… sẽ bị cản trở đáng kể.

Vụ kiện khiến HSBC thiệt hại 1,9 tỷ USD năm 2012. Sau vụ việc, HSBC đã bỏ qua việc kiểm soát nội bộ và từng được một trùm ma túy công khai gọi là “nơi rửa tiền”.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ