Kỳ II: Những ngân hàng tay trót dính chàm

GD&TĐ - Mặc dù được mua lại bởi công ty tai tiếng Wells Fargo năm 2008, nhưng bản thân ngân hàng Wachovia cũng là một trong các tổ chức ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ vào thời điểm bị phát giác đã rửa tiền cho giới buôn ma túy Mexico. 

Kỳ II: Những ngân hàng tay trót dính chàm

 Rửa tiền cho mafia Mexico

Một cuộc điều tra kéo dài 22 tháng được tiến hành bởi nhiều cơ quan liên bang, đã phát hiện những vi phạm rõ ràng trong chương trình chống rửa tiền của ngân hàng này, dẫn đến khoản tiền được luân chuyển lên tới 378,4 tỷ USD.

Công tố viên bang Jeffrey Sloman cho biết: “Ngân hàng Wachovia đã coi thường luật ngân hàng và che chở cho các tập đoàn cocain quốc tế trong các hoạt động rửa tiền”. Kết thúc cuộc điều tra, Wachovia chỉ bị phạt 2% trong tổng số 12,3 tỷ USD lợi nhuận năm 2009 (vốn được cho là phát sinh từ việc rửa tiền cho các tập đoàn ma túy Mexico). Hầu hết các hoạt động rửa tiền đều được tiến hành thông qua ngành công nghiệp chuyển tiền, cho phép ngân hàng thu phí cao để chuyển tiền từ Mỹ tới Mexico.

Bê bối Forex

Tháng 5/2015, 5 ngân hàng lớn nhất thế giới là: JP Morgan Chase, Citicorp, Barcleys, Ngân hàng Hoàng gia của Scotland và UBS đã bị phạt 5,7 tỷ dollar do bị kết tội thao túng thị trường. Phán quyết bao gồm cả quyết định 3 năm giám sát của liên bang để đảm bảo các hoạt động vi phạm không tái diễn. Trong số các ngân hàng này, bốn ngân hàng bị kết tội đầu cơ giao dịch ngoại tệ, còn ngân hàng UBS bị phạt do điều chỉnh lãi suất thị trường chính. Giá của cả đồng dollar và Euro đều được xác định bởi các thương gia tự gọi mình là “The Cartel” (Cạc ten). Họ sử dụng các phòng chat room và mật mã để tiến hành các thủ thuật vận dụng tỷ giá hối đoái nhằm tăng lợi nhuận.

Các khoản phạt do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra bao gồm 550 triệu USD đối với ngân hàng JP Morgan Chase; 925 triệu USD đối với Citicorp; 650 triệu USD đối với Barclays; 395 triệu USD đối với Ngân hàng Hoàng gia của Scotland; còn UBS chịu phạt 203 triệu USD. Trong một hành động riêng biệt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng phạt các ngân hàng nói trên khoản tiền tổng số lên tới 1,6 tỷ USD. Ngoài ra, Barclays cũng đồng ý trả 1,1 tỷ USD cho Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai, Sở Dịch vụ tài chính New York và Cơ quan Quản lý tài chính của Mỹ. Barclays cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu nộp phạt 60 triệu USD.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.