Kỳ II: Những ứng dụng nguyên tử bất thành

GD&TĐ - Các vệ tinh của sao Hải vương - hay còn gọi là mặt trăng Galilean - có rất nhiều tính chất khác biệt. Vệ tinh lớn nhất trong số này chính là các tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất tới các đại dương trên các vệ tinh đó, đặc biệt ở vệ tinh Europa và Ganymede.

Kỳ II: Những ứng dụng nguyên tử bất thành

Dự án JIMO

Ở bất kỳ nơi nào có nước, sẽ có cơ hội có sự sống. NASA đặc biệt quan tâm đến khả năng này. Để khám phá các vệ tinh sao Hải vương, NASA và phòng thí nghiệm Jet Propulsion đã đề xuất và thiết kế nhiều tàu vũ trụ khám phá. Một trong các thiết kế thú vị nhất là vệ tinh hạt nhân mang tên JIMO (Jupiter Icy Moons Orbiter).

JIMO là một ứng dụng thực tế của dự án Prometheus của NASA. Dự án này tập trung nghiên cứu cách sử dụng năng lượng nguyên tử cho các động cơ ion của tàu vũ trụ. Các nghiên cứu của dự án này cho thấy, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong hàng không vũ trụ không chỉ là điều khả thi, mà còn mang lại vô số khả năng trong việc phóng tên lửa. JIMO sẽ được cung cấp năng lượng nhiều hơn bất kỳ thế hệ tên lửa nào mà NASA đang sở hữu thời kỳ đó. Chính vì vậy, NASA mong muốn JIMO sẽ giải được bài toán chinh phục 3 mặt trăng băng giá Galilean của sao Hải vương. Sau khi đi vào quỹ đạo của một trong các mặt trăng này, JIMO sẽ đốt cháy các động cơ nguyên tử của mình và thực hiện chuyến đi tới các mặt trăng tiếp theo để hoàn thành sứ mệnh của mình.

Đến thời điểm kêu gọi tài trợ, NASA rất kỳ vọng vào thế hệ tên lửa mới này và những khả năng thực hiện nghiên cứu tìm hiểu sự sống tại các mặt trăng Galilean. Tuy nhiên, NASA nhanh chóng phải đối mặt với các vấn đề về ngân sách và buộc phải nhận ra rằng họ đã có quá nhiều tham vọng. Sau khi các tranh luận về JIMO kết thúc, các nhà điều hành NASA nhận ra rằng việc tổ chức triển khai dự án này quá tốn kém. Họ buộc phải chuyển hướng qua các dự án khác ít tham vọng hơn.

Ô tô nguyên tử

Trước khi năng lượng nguyên tử trở thành một mối nguy hiểm, người ta đã hy vọng rằng đây sẽ là một nguồn năng lượng dồi dào và sạch. Chính vì vậy, chẳng có gì đáng kinh ngạc khi giai đoạn những năm 1950, các kỹ sư và nhà sản xuất ra sức tìm kiếm cách áp dụng công nghệ nguyên tử vào các lĩnh vực khác nhau, trong đó có hãng ô tô nổi tiếng Ford, với tham vọng thiết kế xe ô tô mang trong mình một lò phản ứng nguyên tử.

Chiếc xe mang tên Nucleon này được thiết kế với những thay đổi nổi bật. Hãng Ford đã sở hữu đầy đủ công nghệ để thực sự chế tạo một chiếc xe như vậy, với một lò phản ứng nhỏ đủ để lắp vào xe. Mỗi chiếc Nucleon có thể đi 8.000km trước khi lò phản ứng này cần được nạp thêm. Tuy nhiên, thay vì tìm cách “nạp” cho lò phản ứng, hãng Ford tính toán sẽ thay hoàn toàn một lò phản ứng mới. Với kiểu tư duy này, các ô tô chạy bằng năng lượng nguyên tử sẽ không cần đến các trạm xăng, nhưng lại cần vô số lò năng lượng nguyên tử để sử dụng và sẽ thải ra chất thải phóng xạ!

Ô tô Nucleon có thiết kế vô cùng đẹp mắt, với những vạch rõ nét và chiếc đuôi chẽ đôi, chẳng khác gì những con tàu vũ trụ trong truyện viễn tưởng. Hành khách ngồi trong một khoang kín ở phía trước xe. Các kỹ sư hãng Ford đã suy nghĩ một cách hết sức kỳ quặc để cố giữ cho hành khách ngồi càng xa lò phản ứng nguyên tử càng tốt(!). Sau những bàn tán xôn xao đầy khuếch đại về một dòng xe huyền thoại, cuối cùng hãng Ford cũng nhận ra rằng sẽ vô cùng nguy hiểm nếu có vô số những lò phản ứng hạt nhân nho nhỏ di chuyển trên đường phố nước Mỹ. Dự án Nucleon cũng đi vào hồi kết không kèn không trống.

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...