Cảnh sát tâm linh
Các nhà khoa học được CIA tài trợ gọi điện thoại cho các nhân viên cảnh sát này và tiến hành nghiên cứu trên kết quả công tác của họ. Có 8 trên 11 nhân viên cảnh sát từng áp dụng phương pháp ngoại cảm cho rằng “đã nhận được những thông tin không ai biết, nhưng có ích về vụ án”. Các nhân viên cảnh sát trong các trường hợp này đều khẳng định chính khả năng tâm linh đã giúp họ tìm thấy các thi thể.
Dựa trên những gì những cảnh sát này thuật lại, các nhà nghiên cứu này đã viết một hướng dẫn cách sử dụng khả năng ngoại cảm. Theo hướng dẫn này, các “cảnh báo tâm linh” thường rất chung chung và cần được diễn giải lại. Các cảnh báo này nên được sử dụng trong trường hợp cần phải quyết định hướng tập trung điều tra hoặc khi cần tìm kiếm người mất tích.
Giải cứu con tin bằng khả năng ngoại cảm
Thực tế, các “Chiến binh tâm linh” của CIA đã từng được tham gia những chiến dịch tình báo. Năm 1983, CIA đã thực hiện 700 nhiệm vụ có liên quan đến tâm linh. Theo các báo cáo, các thông tin từ các nhà ngoại cảm chính xác tới 85%. Điều này khiến cho phương pháp tâm linh được coi trọng, bởi có tỷ lệ chính xác chẳng kém cạnh gì so với các phương pháp thu thập thông tin khác của CIA.
Trong cuộc khủng hoảng Iran, các “Chiến binh tâm linh” cũng được giao nhiệm vụ sử dụng khả năng thấu thị để tìm kiếm con tin. CIA đã yêu cầu các nhà ngoại cảm miêu tả nơi con tin bị giữ và những hoạt động của họ, sau đó CIA tổng hợp và so sánh với những thông tin khác mà họ có được.
Khi đại tá William R.Higgins bị bắt cóc ở Lebanon, các nhà ngoại cảm cũng sử dụng khả năng thấu thị và khẳng định ông đã bị bắt và giam giữ trong một tòa nhà. Họ cũng miêu tả các hoạt động của những kẻ bắt giữ con tin. Tất cả những thông tin này đều diễn ra trước khi CIA thật sự tìm thấy Higgins.
Tuy nhiên, CIA đã không kịp thời sử dụng thông tin từ các nhà ngoại cảm. Higgins đã bị những kẻ bắt cóc sát hại. Khi thi thể của ông được tìm thấy, CIA mới nhận thấy rằng, các nhà ngoại cảm đã miêu tả cực kỳ chính xác về địa điểm nơi Higgins bị giam giữ.
(Còn tiếp)