Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm chất lượng chương trình giám sát năm 2018

GD&TĐ - Ngày 12/6, với 436/439 đại biểu tham gia biểu quyết ấn nút tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. Theo đó, trong năm 2018, Quốc hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn…

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018

Giám sát tối cao cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Theo Nghị quyết, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ xem xét Báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2018; báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật cùng một số báo cáo khác.

Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; thực hiện giám sát chuyên đề.

Trong báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của chương trình giám sát năm 2018, về giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chỉ giám sát 1 chuyên đề tại Kỳ họp thứ 5, không tổ chức giám sát chuyên đề tại Kỳ họp thứ 6.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về lựa chọn chuyên đề giám sát.

Đến ngày 1/6/2017, Tổng Thư ký Quốc hội nhận được 396 phiếu trên tổng số 491 đại biểu Quốc hội khóa XIV; trong đó có 302/396 ý kiến (76,2%) tán thành giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, giai đoạn 2011 - 2016.

Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ trong năm 2018

Tại Kỳ họp thứ 6, các báo cáo được xem xét gồm: Báo cáo công tác năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;

Báo cáo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật...

Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đặc biệt, tại kỳ cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ này, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn theo Nghị quyết số 85/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội.

Theo Điều 1 của Nghị quyết 85, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.