Kỳ 2: Thực hư chuyện tái sinh

 

Kỳ 2: Thực hư chuyện tái sinh

Helene Smith

Với tên khai sinh là Catherine Muller, Helene Smith (1861 - 1929) là “bà đồng” nổi tiếng của Pháp vào cuối thế kỷ 19. Bà được biết đến với cái tên “Nàng thơ của những bài viết” của những người tin vào thế giới siêu thực. Rất nhiều người tin rằng Smith chính là bằng chứng về sức mạnh của siêu thực và là biểu tượng của kiến thức siêu thực. Cuối đời, bà thường tuyên bố rằng, mình có khả năng giao tiếp với người sao Hỏa và nữ hoàng Pháp nổi tiếng Marie Antoinette. Bà cũng tuyên bố là hóa thân của con gái của một người theo đạo Hồi Ả Rập và vợ của một hoàng tử Hindu và khẳng định bà có thể tiếp nhận các thông tin từ những thế giới siêu hình.

Helene Smith trở nên nổi tiếng ở Geneva, và ở đó, Giáo sư tâm lý học ĐH Geneva Théodore Flournoy đã làm quen với bà. Smith thường xuyên rơi vào những trạng thái xuất thần, trong đó, bà tuyên bố bà đã giao tiếp với... người sao Hỏa. Những thông điệp của bà thường là những bài nói bình thường hoặc những điệu nhảy không rõ ràng, mà sau đó, bà không còn nhớ gì cả. Ở trạng thái này, bà đã trải nghiệm những hình ảnh rõ ràng về những nơi xa xôi như một nền văn minh trên sao Hỏa, và về cuộc sống trước đây của chính mình.

Helene Smith cũng nói rằng bà hiểu ngôn ngữ được nói trên sao Hỏa và thường nói và viết những gì bà được cho là ở sao Hỏa. Bà thường viết các thông tin về sao Hỏa trên giấy và dịch chúng sang tiếng Pháp một cách máy móc. Thậm chí, người phụ nữ này còn vẽ bản đồ địa hình của sao Hỏa. Bản vẽ sao Hỏa của Smith cho thấy cư dân, thuyền, nhà cửa, cây cối, cầu và hồ nằm rải rác dọc theo địa hình sao Hỏa.

Năm 1900, Helene Smith trở nên nổi tiếng với sự ra mắt của tác phẩm Des Indes à la Planete Mars (“Từ Ấn Độ đến hành tinh sao Hỏa”) của Théodore Flournoy. Cuốn sách đã ghi lại một loạt các trải nghiệm khác nhau của Helene Smith theo các chu kỳ: chu kỳ “sao Hỏa”, chu kỳ “Ultramartian”, “Hindu”, “Phương Đông” và “hoàng gia”.

Năm 1900, một quý bà Jackson nào đó - một nhà tâm linh người Mỹ giàu có, đã chu cấp cho bà Helene một mức lương đủ để bà có thể từ bỏ công việc và theo đuổi, ghi lại những kinh nghiệm của mình. Muller chấp nhận và có thể tiếp tục với các chu kỳ tiếp theo. Bà cũng bắt đầu vẽ những khải tượng của mình và những hình ảnh tôn giáo đặc biệt của Chúa Kitô.

Shanti Devi

Vào những năm 1930, một bé gái Ấn Độ tên Shanti Devi tuyên bố cô là hóa thân của một người phụ nữ Ấn Độ tên là Lugdi Bai. Ludgi sinh ngày 18 tháng 1 năm 1902. Người phụ nữ này kết hôn lúc mười tuổi và mất đứa con đầu lòng sau khi chết. Cô sinh một đứa con thứ hai vào ngày 25/9/1925, nhưng qua đời vì biến chứng thai nghén vào ngày 4/10.

Shanti sinh ngày 11/12/1926. Khi lớn lên, cô bé hiếm khi nói chuyện, nhưng mỗi khi cất lời, Shanti đều nói về chồng và con cái của mình. Theo Shanti, chồng của cô tên là

Kedarnath, sống ở Mathura, và họ có một đứa con trai. Cô mô tả chồng, cửa hàng của anh và nhà anh. Cô cũng mô tả cách cô mặc quần áo khi ở bên anh và những thứ cô từng làm.

Gia đình Shanti bắt đầu lắng nghe câu chuyện của Shanti một cách nghiêm túc hơn sau khi cô bé ấy mô tả cái chết của mình. Những điều khiến người thân trong gia đình giật mình, vì Shanti còn quá trẻ để hiểu được các thủ thuật phẫu thuật mà cô đã nói đến. Sau đó gia đình cô đã sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa cô bé và em họ của Kedarnath.

Shanti đã nhận ra em họ của “chồng mình”. Cô bé cũng nhận ra Kedarnath, khi cuối cùng cô gặp anh, mặc dù anh đã cố tình giới thiệu cô với tư cách là anh trai của “người chồng”. Tin tức về sự luân hồi lan truyền qua Ấn Độ. Mahatma Gandhi thậm chí còn chọn 15 người để điều tra những tuyên bố của Shanti.

Nhóm nghiên cứu theo chân Shanti đến Mathura. Ở đây, cô bé đã nhận ra nhiều người quen. Cô còn mô tả nó đã thay đổi như thế nào từ sau cái chết của mình, và dẫn cả đoàn đến “nhà chồng”, mặc dù trước đây cô chưa bao giờ đến đó. Câu chuyện kỳ lạ đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Một người đàn ông Thụy Điển tên là Sture Lonnerstrand đã đến Ấn Độ với ý định vạch trần câu chuyện của Shanti như một trò lừa bịp, cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng, đây là một sự thật vô cùng bí ẩn.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ