Kỳ 2: Thái Nguyên ban phát vàng cho doanh nghiệp

GD&TĐ - Cùng nằm trong một khu vực khoáng sản - vàng sa khoáng, vùng lõi của rừng đặc dụng, “vựa vàng” hiếm có của cả nước nhưng tỉnh Thái Nguyên lại xé lẻ ra thành những điểm mỏ có trữ lượng nhỏ để dễ dàng “cấp không” 03 giấy phép cho cùng một doanh nghiệp vào các năm 2008, 2009 và 2010.

Nằm sâu dưới cánh đồng lúa 02 vụ là “rốn vàng” sa khoáng có 01 không 02
Nằm sâu dưới cánh đồng lúa 02 vụ là “rốn vàng” sa khoáng có 01 không 02

Điều đáng nói ở đây là, theo giấy phép khai thác khoáng sản số 799 ngày 20/4/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên cấp cho Công ty Cổ phần ĐTXD và khai thác khoáng sản Thăng Long (Công ty Thăng Long) với diện tích là 42,09 ha.

Trong đó diện tích mặt bằng công nghiệp và văn phòng là 8ha, khu vực cấp phép khai thác vàng sa khoáng bao trùm lên toàn bộ phần diện tích cánh đồng lúa Khắc Kiệm rộng 34,09 ha, là đất trồng lúa 2 vụ và 1 vụ màu, nguồn sống chính của đồng bào dân tộc trong thôn.

Tại thời điểm cấp phép, trữ lượng Mỏ vàng Khắc Kiệm là 1.312.232m3 cát quặng nguyên khai, sản lượng khai thác 240.000,0 m3 cát quặng/năm, thời hạn khai thác 6,5 năm kể từ ngày ký.

Hết thời hạn ghi trong giấy phép, doanh nghiệp không triển khai thực hiện dự án, khu vực cánh đồng lúa Khắc Kiệm vẫn còn nguyên hiện trạng, thay vì phải thu hồi theo luật định.

Cánh đồng lúa 02 vụ thôn Khắc Kiệm nằm trong vùng lõi rừng đặc dụng là một trong 03 điểm mỏ được UBND tỉnh Thái Nguyên ưu ái cấp cho Công ty Thăng Long
Cánh đồng lúa 02 vụ thôn Khắc Kiệm nằm trong vùng lõi rừng đặc dụng là một trong 03 điểm mỏ được UBND tỉnh Thái Nguyên ưu ái cấp cho Công ty Thăng Long  

Nhưng ngày 02/10/2015, tức là chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn giấy phép cũ, Công ty Thăng Long lại tiếp tục được UBND tỉnh Thái Nguyên ưu ái gia hạn tại Quyết định số 2646 “về việc điều chỉnh một số nội dung trong giấy phép khai thác khoáng sản số 799  ngày 20/4/2009”.

Tại QĐ này, diện tích khu vực khai thác vẫn được giữ nguyên nhưng trữ lượng Mỏ vàng Khắc Kiệm bị biến mất chỉ còn có 241.502 m3 cát quặng, tức là giảm hơn 5 lần so với giấy phép ban đầu, trong khi thời gian khai thác lại tăng lên gấp gần 03 lần, tức là 17 năm, tính từ ngày 28/01/2015 đến hết ngày 28/01/2032

Ở đây rõ ràng đã có sự “lách luật” để phục vụ “lợi ích nhóm”, đi ngược lại với Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản “không cấp phép mới thăm dò, khai thác vàng sa khoáng”.

Bất bình trước sự việc cấp đất lúa 2 vụ của người dân để doanh nghiệp khai thác vàng sa khoáng cho dù luật đã hạn chế và không cho cấp phép, dự án quá thời hạn triển khai gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc. Dư luận và báo chí vào cuộc phản ảnh.

Ngày 04/12/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên bắt đầu có Tờ trình số 168, trình Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết số 25 ngày 08/12/2018 “về việc thông qua kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và kế hoạch sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. 

Lợi nhuận từ việc khai thác vàng sa khoáng Mỏ Bản Ná của Công ty Thăng Long đã chuyển một phần sang “thao túng” các điểm đất vàng tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, đầu tiên là UBND phường Phan Đình Phùng
 Lợi nhuận từ việc khai thác vàng sa khoáng Mỏ Bản Ná của Công ty Thăng Long đã chuyển một phần sang “thao túng” các điểm đất vàng tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, đầu tiên là UBND phường Phan Đình Phùng

Phê duyệt tách dự án Mỏ vàng sa khoáng Khắc Kiệm có tổng diện tích khu vực khai thác là 34,09 ha thành công trình, dự án đã được phê duyệt bổ sung, chuyển tiếp trong năm 2018 với diện tích chuyển đổi đất lúa 2 vụ đợt 1 là 8 ha (dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất, có sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa)

Tiếp sau đó, UBND tỉnh Thái Nguyên lại có Tờ trình 183 ngày 22/11/2019 trình HĐND tỉnh Nghị quyết thông qua kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 và kế hoạch sử dụng đất năm 2020 tiếp tục chuyển đổi đất lúa đợt 2 cho dự án Mỏ vàng sa khoáng Khắc Kiệm và công trình phụ trợ với diện tích 8ha đất lúa và Mỏ vàng sa khoáng Nam thung lũng Khắc Kiệm, công trình phụ trợ đợt 2 với diện tích 1ha cho Công ty Thăng Long.

Hiểu hơn ai hết nếu chuyển đổi toàn bộ 34,09 ha đất lúa 2 vụ, nguồn sống chính của đồng bào dân tộc hiện đang sinh sống trong vùng lõi rừng đặc dụng theo đúng quy định của Luật Đất đai thì phải có “Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên”.

Để dễ dàng "qua mặt được các quy định của nhà nước về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, và thuận tiện cho doanh nghiệp triển khai dự án “của để dành” bỏ mặc sự bức xúc của dư luận và người dân, tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng cơ chế “linh hoạt” áp dụng “Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa”.

Tiếp đến, Công ty Thăng Long mua lại trụ sở Sở Công thương, rồi "bỏ không".

Tiếp đến, Công ty Thăng Long mua lại trụ sở Sở Công thương, rồi "bỏ không".

Trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng bị doanh nghiệp này "thôn tính" sau đó chuyển Sở Công thương lên thay vào, Tòa án Nhân dân tỉnh xây dựng ra vị trí mới

Trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng bị doanh nghiệp này "thôn tính" sau đó chuyển Sở Công thương lên thay vào, Tòa án Nhân dân tỉnh xây dựng ra vị trí mới

Bách hóa tổng hợp - Chợ Thái cũng là một trong những điểm đất vàng bị Công ty Thăng Long "thôn tình". Trên đây chỉ là số ít những tài sản công bị doanh nghiệp này thôn tính trên địa bàn TP. Thái Nguyên

Bách hóa tổng hợp - Chợ Thái cũng là một trong những điểm đất vàng bị Công ty Thăng Long "thôn tình". Trên đây chỉ là số ít những tài sản công bị doanh nghiệp này thôn tính trên địa bàn TP. Thái Nguyên

Còn tiếp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ