Kon Tum: Thiếu nhiều giáo viên, hiệu trưởng và hiệu phó liên tục đứng lớp

GD&TĐ - Thiếu nhiều giáo viên nên Ban giám hiệu trường Tiểu học xã Đăk Hà đứng lớp liên tục, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn và chất lượng dạy học.

Thiếu giáo viên, thầy Phạm Văn Hùng đứng lớp 32 tiết/tuần, tăng 28 tiết theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Thiếu giáo viên, thầy Phạm Văn Hùng đứng lớp 32 tiết/tuần, tăng 28 tiết theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Từ ngày bước vào năm học mới đến nay, trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) thiếu giáo viên nên hiệu trưởng cùng 2 hiệu phó phải đứng lớp liên tục.

Theo cô Hồ Thị Thuỳ Vân, Hiệu trưởng nhà trường, năm học 2022-2023 toàn trường thiếu 12 giáo viên, nếu để đủ tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp thì nhà trường thiếu 15 giáo viên.

Cô Vân cho hay, theo quy định của Bộ GD&ĐT mỗi tuần Hiệu trưởng đứng lớp 2 tiết. Tuy nhiên, do thiếu nhiều giáo viên nên cô phải dạy 26 tiết/tuần để đảm bảo kiến thức cho học sinh.

Tương tự, thầy Phạm Văn Hùng, Phó hiệu trưởng nhà trường, theo quy định thì mỗi tuần đứng lớp 4 tiết. Thế nhưng, từ đầu năm học mới cho đến nay thầy Hùng đứng lớp 32 tiết/tuần, tăng 28 tiết theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Cô Vân cho hay, không chỉ Hiệu trưởng và 2 Hiệu phó mà giáo viên môn Mỹ thuật, Âm nhạc và tiếng Anh cũng phải đứng lớp để đảm bảo việc dạy và học. Do đó, hiện tại môn tiếng Anh chưa thể triển khai giảng dạy vì thiếu giáo viên.

Vị hiệu trưởng cho hay, hiện tại chỉ tiêu tuyển dụng trong năm học 2022-2023 của nhà trường là 10 người, do đó vẫn còn thiếu 5 giáo viên. Để đảm bảo chất lượng giáo dục đơn vị cũng đã kêu gọi giáo viên hợp đồng đứng lớp nhưng không có người.

“Việc Ban giám hiệu đứng lớp liên tục ảnh hưởng đến công tác chuyên môn và chất lượng dạy - học. Do đó, nhà trường mong muốn các cấp chính quyền nhanh chóng tuyển dụng giáo viên mới để đảm bảo công tác giáo dục”, cô Vân nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.