Kính sát tròng rơi ngược vào mắt 28 năm sau va chạm

GD&TĐ - Sau khi bị trái cầu lông bay vào mặt năm 14 tuổi, người phụ nữ nghĩ rằng kính sát tròng đã rơi ra. Tuy nhiên nó lại nằm trong mắt cô đến 28 năm sau.

Kính sát tròng rơi ngược vào mắt 28 năm sau va chạm

Kính sát tròng rơi ngược vào mắt 28 năm sau va chạm ảnh 1

 Một vận động viên cầu lông người Scotland bị quả cầu bắn vào mặt năm 14 tuổi. Khi ấy, do không thấy kính sát tròng bên trái còn trong mắt, cô nghĩ nó đã rơi ra ngoài. Tuy nhiên, kính sát tròng này đã rơi ngược vào trong mí mắt cô sau tai nạn.

Đến khi cô 42 tuổi, cô mới đến khám bác sĩ vì vết sưng trên mí mắt trên. Vết sưng này khiến mắt cô sụp xuống suốt nửa năm. Các chuyên gia về mắt đã thực hiện hàng loạt xét nghiệm với vết sưng trên mắt cô mà ban đầu họ cho rằng chỉ là một u nang chứa dịch.

Kính sát tròng rơi ngược vào mắt 28 năm sau va chạm ảnh 2

Bản chụp MRI cho thấy trên mí mắt bệnh nhân có một nốt nhỏ, kích thước 8mm x 4mm x 6mm, ban đầu bác sĩ cho rằng chỉ là mụn bọc. Tuy nhiên, khi lấy dị vật ra, các bác sĩ phẫu thuật vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra khối u này thực sự là một cái kính sát tròng đã rạn vỡ.

Trong lịch sử y khoa thế giới từng có 4 trường hợp kính sát tròng di chuyển do va chạm với vùng mắt. Nhưng đây là trường hợp mà kính sát tròng nằm trong mắt lâu nhất từng thấy, trong khi hầu như không hề có triệu chứng nào biểu hiện ra ngoài.

Sau khi nghe câu chuyện bệnh nhân kể lại, các bác sĩ đã đoán được nguyên do tại sao cái kính lại nằm trong mắt cô. Vùng mí mắt sưng của cô đã được trị khỏi nhưng vẫn còn di chứng khiến cô bị sụp một bên mi mắt.

Theo Plo.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.