Theo đó, tiến trình dạy kỹ năng đọc có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn đọc.
Giai đoạn chuẩn bị
Trong giai đoạn này, giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh đoán trước nội dung của bài đọc.
Nếu bài đọc là một đoạn hội thoại, giáo viên có thể nói đến địa điểm diễn ra hội thoại, số người tham gia, và nếu có thể về mối quan hệ giữa những người thân.
Nếu là một trích đoạn trông một truyện ngắn giáo viên có thể cho một hoặc vài em học sinh điểm lại những sự kiện chính trước đó.
Cô Vũ Lan Phương cho biết, trong một số sách giáo khoa thường có tranh ảnh kèm với bài đọc. Giáo viên nên sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh vào một nội dung bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được thể hiện trong bài.
Cô Phương cho rằng, giáo viên chỉ cần nêu vài câu hỏi gợi mở. Trong giai đoạn này các câu hỏi cần theo sát trình tự lí luận trong bài đọc.
Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh quan tâm đến chủ đề sắp được đọc, từ đó chuyển sang một bài văn một cách tự nhiên hơn.
Đôi khi giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài để có một số ý niệm tổng quát về thông tin trong bài đọc. Bằng một số hoạt động như thế giáo viên mới có thể gây hứng thú cho học sinh trong khi đọc và làm cho học sinh quan tâm về chủ đề sắp được học .
Các hoạt động trong giai đoạn này có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học và trình độ học sinh. Giáo viên có thể thực hiện một hay hai hoạt động trong giai đoạn này
Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng một vài đoạn và cho học sinh đọc ở một bài đọc khác.
Nếu để học sinh đọc một bài văn quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng không đủ thời gian rèn luyện kỹ năng đọc nhanh.
Giai đoạn đọc
Trong quá trình này, hoạt động được tổ chức nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, bên cạnh đó một số kỹ năng học khác được kết hợp trong kỹ năng đọc hiểu.
Các kỹ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng. Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn.
Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quá về bài text mà không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học sinh đọc mở rộng tốt hơn.
Đồng thời việc đọc mở rộng sẽ cũng sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc với những tài liệu khó hơn.
Bài đọc trong sách giáo khoa cũ thường được chuẩn bị kỹ, có chọn lọc và giới hạn về ngôn ngữ để học sinh áp dụng lối đọc tập trung. Nhưng trong các sách giáo khoa mới hình thức bài học phong phú, đa dạng và chuẩn xác.
Với cách đọc mở rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của các em còn hạn chế, các em vẫn có thể hiểu một cách một cách khái quát những gì được thông tin qua ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống.
Ở các lớp lớn, nên hạn chế việc cho học sinh đọc lớn các bài văn vì việc đọc như thế rất khó đối với học sinh. Bài văn có thể có nhiều từ mà học sinh chưa biết cách phát âm, các bài hội thoại có thể đòi hỏi sự thấu hiểu các cấu trúc, ngữ điệu đặc biệt mà học sinh chưa biết.
Việc đọc một bài văn không chuẩn bị trước sẽ làm cho học sinh đọc kém tự nhiên, ngập ngừng hoặc phát âm sai, ảnh hưởng đến những học sinh khác trong khi đọc thành tiếng học sinh sẽ tập trung nhiều vào phần phát âm hơn là phần ý nghĩa của văn bản, do đó có thể học sinh đọc thành tiếng tốt nhưng lại hiểu ít hoặc không hiểu gì về điều đã đọc.
Trước vấn đề này, cô Phương cho rằng, giáo viên đọc cả bài qua một lượt hoặc cho học sinh nghe băng sau đó giáo viên cho học sinh đọc thầm. Sau đó, giúp những học sinh gặp khó khăn trong khi đọc. Việc cho học sinh đọc lớn bài đọc cần có sự chuẩn bị trước về việc đọc không để mất thời gian và kém hiệu quả.
Giáo viên cũng cần thay đổi cách đọc. Trong việc dạy đọc mở rộng, hình thức đọc thầm rất thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Giáo viên có thể giới hạn thời gian đọc và sau đấy cho một số câu hỏi và mức độ đọc hiểu của học sinh.
Phần lớn những bài đọc dài, theo cô Phương, tốt nhất giáo viên nên cho học sinh đọc thầm; tuy nhiên chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp là điều quan trọng nhất và có thể thay đổi theo một số cách như sau :
Đối với những lớp mới bắt đầu học, giáo viên đọc mẫu cả lớp đọc theo lặp lại từng câu .
Ở những lớp có trình độ thấp ngoài việc lặp lại theo giáo viên, học sinh có thể nghe băng đọc qua một vài lần để làm quen với các giọng đọc của người bản ngữ
Giáo viên đọc cả đoạn, sau đó giáo viên đọc lại cả đoạn đó.
Một học sinh đọc cả đoạn theo giáo viên .
Bên cạnh đó, lớp nên chia làm nhiều nhóm hai người hoặc nhiều người. Mỗi nhóm chuẩn bị một đoạn sau đú một đại diện của một nhóm sẽ đọc một đoạn.
Trong trường hợp bài đọc là một đoạn hội thoại, nhóm sẽ phân vai và chuẩn bị. Giáo viên thảo luận với những nhóm có khó khăn về phát âm (trọng âm, tiết tấu, ngữ điệu). Sau đó, một nhóm nào đú sẽ được chọn để cả lớp theo dõi.
Xử lý các bài đọc quá dài
Trong khi dạy đọc, cô Phương cho rằng, giáo viên nên nên xen kẽ một số câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung thông tin của bài; đồng thời cũng có thể biết được chất lượng học tập của học sinh mình phụ trách; từ đó, có thể giải thích thêm về các chi tiết còn chưa rõ.
Vì vậy, nội dung các câu hỏi cần hướng học sinh đến những ý tưởng chính trong bài và giúp học sinh hiểu nghĩa của bài đọc; không nên đặt các câu hỏi quá dài và quá khó để đánh đố học sinh. Nên nêu các câu hỏi ngắn gọn vì mục đích là để giúp học sinh hiểu bài.
Giáo viên cần khuyến khích và tổ chức sao cho cả lớp cùng tham gia hoạt động trả lời các câu hỏi. Sau đó hướng dẫn học sinh trả lời các câu đúng sai.
Trong giai đoạn này, giáo viên có thể tổ chức lớp thành nhiều hoạt động theo nhóm từ 2 học sinh trở lên thảo luận câu trả lời bằng cách này tất cả mọi người trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời.
Bằng cách này, tất cả các học sinh trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời và có cơ hội làm việc chung giúp đỡ lẫn nhau
Hình thức trả lời có thể viết hay nói. Việc trả lời sẽ ít mất thời gian hơn và được nhiều giáo viên áp dụng. Nhưng trong một lớp đông, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát học sinh xem liệu tất cả các em có hiểu bài hay không.
Hình thức viết câu trả lời sẽ giúp học sinh có nhiều thì giờ để suy nghĩ ,đễ tổ chức và kiểm tra, dùng từ có hiệu quả trong một lớp có đông học sinh hay không nhưng hình thức này rất mất nhiều thời gian hơn.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh viết những câu trả lời ngắn vì mục đích của bài tập này chỉ nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài đọc
Với những bài đọc dài, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc lướt để lấy thông tin trong bài đọc (tất nhiên cần phải giải thích từ mới). Khi bài đọc quá nhiều từ mới, giáo viên cần dạy cho học sinh cách đoán nghĩa của từ đó trong từng ngữ cảnh.
Nếu gặp bài quá dài, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc câu trả lời trước, sau đó mới đối chiếu vào bài đọc để tìm thông tin để trả lời.
Đây là phương pháp nhanh nhất giúp giáo viên tận dụng hết thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu của bài học.