Kinh ngạc trái cây Trung Quốc sau hơn 3 tuần vẫn tươi như vừa hái

GD&TĐ - Thái Lan mới đây đã đưa ra cảnh báo về tồn dư vượt ngưỡng cho phép của thuốc bảo vệ thực vật từ trái cây Trung Quốc. Tại Việt Nam, nhiều loại trái cây Trung Quốc nằm trong danh mục “rủi ro rất cao” về dư lượng thuốc BVTV mà FDA Thái Lan cảnh báo đang xuất hiện tràn ngập các chợ.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (FDA) ban hành các quy định về giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối với nông sản tươi nhập khẩu. Theo đó, các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Thái Lan sẽ được phân loại thành ba mức độ rủi ro bao gồm: “rủi ro rất cao”, “rủi ro cao” và “rủi ro thấp”.

Có khoảng 30 mặt hàng hoa quả tươi từ 182 công ty Trung Quốc, được liệt kê trong danh mục này. Những loại sản phẩm tươi sống có tỷ lệ không tuân thủ vượt quá 20% được liệt kê vào nhóm rủi ro cao, bao gồm: anh đào, trái cây họ cam quýt, dâu tây, nho, thanh long, đậu Hà Lan, cần tây, rau mùi, cải xoăn Trung Quốc, bông cải xanh và rau bina.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT), rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm mạnh. Song, Trung Quốc vẫn là nước cung lượng rau quả lớn thứ 2 cho Việt Nam, sau Mỹ.

Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng)
Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng)

Nhiều loại trái cây Trung Quốc nằm trong danh mục “rủi ro rất cao” về dư lượng thuốc BVTV mà FDA Thái Lan cảnh báo hiện đang tràn ngập tại các chợ ở Việt Nam, với giá rất rẻ.

Các loại nho, táo Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam với giá bán lẻ gấp 4, 5 lần giá buôn.

Cuối tháng 7 vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng bắt nhiều lô dâu tây Trung Quốc được vận chuyển về địa phương này để gắn mác “dâu tây Đà Lạt”, với giá nhập vào chỉ 5.000 đồng/kg.

Điều kinh ngạc là khi cơ quan chức năng mở các thùng xốp ra kiểm tra, dâu tây bên trong vẫn tươi rói như dâu mới hái ngoài vườn dù đã được đóng gói 22 ngày.

Sau khi được kiểm nghiệm, mẫu dâu tây xuất xứ Trung Quốc lấy từ lô hàng bị bắt giữ vượt giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm, tromg đó có 1 hoạt chất thuốc (Abamectin có kết quả 0,063 mg/kg) vượt gấp 3 lần giới hạn cho phép.

Abamectin là thuốc diệt côn trùng độc tính cao. Nó gây liệt  côn trùng bằng cách ức chế lên dẫn truyền thần kinh và thần kinh cơ. Người bị ngộ độc nặng chất này sẽ gây hôn mê sâu, suy hô hấp, tụt huyết áp, một số ít có thể có co giật và thường xảy ra ngay trong 12 giờ đầu nhập viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.