Vào năm 1932, nhạc sĩ Rezso Seress đã sáng tác bản nhạc "chết chóc" có tên "Gloomy Sunday" (Ngày Chủ nhật u buồn) trong tậm trạng đau khổ, buồn bã vì bị thất tình.
Người con gái mà nhạc sĩ Seress đem lòng yêu đã từ chối ông. Sự việc này khiến tâm trạng của ông trùng xuống suốt nhiều ngày. Theo đó, bản nhạc"Gloomy Sunday" của nhạc sĩ Seress chất chứa tâm trạng sầu thảm, bi thương khi lời thổ lộ tình cảm bị người con gái ông thầm yêu từ chối.
Sau khi bài hát "Gloomy Sunday" được phát hành, liên tiếp xảy ra những cái chết đau lòng. Trường hợp đầu tiên được cho là tự sát sau khi nghe bản nhạc " chết chóc" của Seress là người đàn ông ở Budapest.
Người này đã đề nghị một ban nhạc trong quán cafe chơi bài hát "Gloomy Sunday". Sau khi rời quán cafe, người đàn ông trên đi taxi để trở về nhà. Trên đường về, người này lấy súng ra và tự sát.
Một cô gái trẻ ở Berlin cũng tự sát vài ngày sau đó. Người ta phát hiện tờ giấy ghi bản nhạc "Gloomy Sunday" tại hiện trường vụ tự tử của nạn nhân.
Không chỉ người trẻ tuổi, một ông lão 82 tuổi cũng tự kết liễu tính mạng sau khi chơi piano bản nhạc "Gloomy Sunday".
Ngày càng có nhiều trường hợp tự tử có liên quan đến bản nhạc "Gloomy Sunday" khiến dư luận bàng hoàng. Theo đó, một số thành phố đã cấm lưu hành hoặc hạn chế biểu diễn nhạc phẩm "chết chóc" của nhạc sĩ Seress.
Khi truyền thông đưa tin sự việc trên, ông Seress tìm cách thu hồi bản nhạc. Thế nhưng, nỗ lực của ông không thành công.
Người ta cho rằng vì những cái chết liên quan đến bản nhạc do ông sáng tác đã khiến Seress bị ám ảnh, day dứt và cuối cùng tự sát vào năm 1968. Trước sự việc kỳ bí này, giới chuyên gia vào cuộc tìm hiểu xem tại sao một bản nhạc lại có thể khiến người nghe tìm đến cái chết.
Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện những người sau khi nghe "Gloomy Sunday" rồi tự tử có điểm chung. Cụ thể, trước khi tự sát, đa số ở trong tâm trạng tiêu cực như trầm cảm, bi quan, u buồn vì những vấn đề cuộc sống như thất nghiệp, thất tình, mất người thân...
Sau khi nghe bản nhạc "Gloomy Sunday" với giai điệu u buồn đã khiến tâm trạng của họ càng trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng, họ chọn cách giải thoát bản thân bằng việc tự sát.