Kiến tạo di sản thủ công mỹ nghệ thúc đẩy công nghiệp văn hóa

GD&TĐ - Bộ VH,TT&DL đã ra Quyết định số 2719/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức triển lãm 'Không gian di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống'.

Hơn 20 tỉnh, thành phố với hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống sẽ tham dự triển lãm 'Không gian di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống' diễn ra vào tháng 11/2023.
Hơn 20 tỉnh, thành phố với hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống sẽ tham dự triển lãm 'Không gian di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống' diễn ra vào tháng 11/2023.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định thủ công mỹ nghệ là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa cần ưu tiên phát triển.

Trong khuôn khổ hoạt động chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam và tiến tới chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), Bộ VH,TT&DL đã ra Quyết định số 2719/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức triển lãm “Không gian di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống”.

Đây là một trong những triển lãm được xác định quy mô và có tầm quan trọng nhằm kiến tạo di sản thủ công mỹ nghệ để thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển và hội nhập.

Hội tụ tinh hoa nghề thủ công

Theo Quyết định Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cùng các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống”, kèm theo kế hoạch gửi đến 20 tỉnh thành và hàng chục đơn vị, hiệp hội liên quan.

Hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế; khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa - du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời, giới thiệu các sản phẩm nghề thủ công, góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc…

Theo kế hoạch, triển lãm “Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống” sẽ có khu trưng bày các di sản được UNESCO vinh danh, gồm các di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới, di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu.

Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam và cuộc sống sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các vùng miền trên cả nước được xác định là báu vật thiêng liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm bảo tồn, là nhiệm vụ then chốt của chiến lược phát triển văn hóa.

Đặc biệt, đặc trưng văn hóa các dân tộc sẽ được tái hiện với những lễ hội truyền thống, điệu múa, trò chơi, phiên chợ, múa rối, nhã nhạc cung đình cũng như ngôn ngữ. Triển lãm cũng dành khoảng lớn không gian trưng bày về đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa của nhân loại.

Để tôn vinh nghề thủ công mỹ nghệ nhằm kiến tạo và thúc đẩy công nghiệp văn hóa, ban tổ chức còn song hành mở triển lãm ảnh “Tinh hoa nghề Việt” - giới thiệu nghề truyền thống tiêu biểu của các địa phương từ Bắc vào Nam, như: Khăn xếp Giáp Nhất, hương Cao Thôn, miến Cự Đà (Hà Nội); tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh); làm hương Nam Điền (Nam Định); đan đó (Hưng Yên); cói Kim Sơn (Ninh Bình); nồi đất Trù Sơn (Nghệ An);

Đan nón và làm bánh tráng (Bình Định); nhuộm cói Phú Yên; đèn lồng Hội An, gốm Thanh Hà (Quảng Nam); dệt thổ cẩm Tây Nguyên; thổ cẩm dân tộc Chăm (An Giang); chiếu Định Yên (Đồng Tháp); đan đát Phước Long (Bạc Liêu); nắn nồi Hòn Đất (Kiên Giang)…

Nam Giang (Nam Trực - Nam Định) là làng duy nhất ở miền Bắc còn nghề làm khăn xếp.

Nam Giang (Nam Trực - Nam Định) là làng duy nhất ở miền Bắc còn nghề làm khăn xếp.

Kho báu quý giá của văn hóa dân tộc

Theo GS.TS Từ Thị Loan - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, thủ công mỹ nghệ là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa then chốt của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lại thấy rõ lĩnh vực này có nhiều hạn chế, yếu kém lẫn rào cản cản trở sự phát triển.

Theo thống kê chưa đầy đủ, nước ta hiện có khoảng trên 2.500 làng nghề thủ công mỹ nghệ. Những làng nghề nổi tiếng được nhiều người biết đến, như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, mộc La Xuyên, tre đan Bằng Sở, đúc đồng Đại Bái, đá Ninh Vân, chạm bạc Đồng Xâm…

Tuy còn nhiều hạn chế nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong Top 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã có mặt trên 160 quốc gia, với giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỉ USD mỗi năm, chiếm gần 10% nhu cầu thị trường toàn cầu.

Ngoài làng nghề, ở Việt Nam còn có phố nghề, tuy việc sản xuất không còn thường xuyên nhưng lại biến thiên và mang trong mình thông điệp di sản có tính đại diện, đặc biệt là phố nghề - phố cổ Hà Nội.

Vào tháng 4/2023, tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển” với sự góp mặt của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học để bàn thảo lối đi mới cho nghề thủ công truyền thống Hà Nội, nhằm kiến tạo di sản trong mắt khách quốc tế và thúc đẩy du lịch trong mối liên hệ ngành công nghiệp văn hóa.

Nghề đúc đồng tại làng Đại Bái (Gia Bình - Bắc Ninh).

Nghề đúc đồng tại làng Đại Bái (Gia Bình - Bắc Ninh).

Bà Đỗ Diệu Linh - giảng viên du lịch (Đại học Đại Nam) cho biết, nghề thủ công ở các phố nghề đã và đang tạo dấu ấn khá mờ nhạt trong mắt khách quốc tế khi đến Hà Nội. Ngoài hoạt động thực hành nghề truyền thống một cách rời rạc, thì sản phẩm chưa đa dạng, tính ứng dụng thấp, không giữ được tính địa phương… cho nên rất hiếm tour, tuyến hay chương trình du lịch đưa vào câu chuyện phố nghề.

Từ nghề truyền thống của phố nghề Hà Nội, nhìn phổ quát trên bình diện cả nước, giới chuyên gia cho rằng để thúc đẩy công nghiệp văn hóa, song song với hoạt động kiến tạo thì nhiệm vụ cấp bách nhất là giữ gìn - giữ gìn để bảo tồn và giữ gìn để phát huy. Chỉ khi nền tảng bảo tồn vững chắc, việc thúc đẩy công nghiệp văn hóa - tăng cường xây dựng các tour, tuyến du lịch gắn với làng nghề thủ công mỹ nghệ mới thực sự phát huy tác dụng, đem lại hiệu quả bền vững.

Dưới góc độ văn hóa, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng, nghề thủ công rất quan trọng, đặc biệt với đồng bào dân tộc thiểu số.

Mỗi nghề thủ công là sản phẩm tri thức, là kỹ năng - kỹ thuật được tích lũy hàng ngàn đời, đó là những tri thức vô cùng quý giá. Nếu chúng ta không chú ý bảo tồn nghề thủ công một cách đúng mức, sẽ làm mất đi những giá trị về mặt vật chất cũng như tinh thần, giá trị văn hóa phi vật thể của tất cả các vùng miền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.