Kiên Giang triển khai Nghị quyết 29 kịp thời, bài bản

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 26/9, Đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn dẫn đầu làm việc với Tỉnh uỷ Kiên Giang.

 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tặng bức tranh lưu niệm cho tỉnh Kiên Giang nhân chuyến công tác.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tặng bức tranh lưu niệm cho tỉnh Kiên Giang nhân chuyến công tác.

Chiều 26/9, Đoàn công tác Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 29 Trung ương do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dẫn đầu cùng lãnh đạo các Vụ, Cục (Bộ GD&ĐT) đã làm việc với Tỉnh uỷ Kiên Giang. Tham gia đoàn công tác có bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội. Tiếp đoàn có ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh uỷ cùng lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh Kiên Giang.

Nhiều chuyển biến tích cực

Phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh uỷ Kiên Giang, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Mặc dù Kiên Giang còn nhiều khó khăn nhưng trong 10 năm qua đã triển khai Nghị quyết 29 một cách kịp thời, bài bản, đầy đủ theo các yêu cầu, bước đầu đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong đổi mới giáo dục tỉnh nhà.
Theo đó, lãnh
đạo địa phương không chỉ quan tâm, chỉ đạo phát triển giáo dục mạnh mẽ với tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục từ 22 - 30%, mà còn triển khai song hành nhiều chính sách, giúp cho cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học được cải thiện.

Bộ trưởng nhìn nhận: Từ kết quả các chỉ số giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà, tỉ lệ trường đạt chuẩn… cho thấy Kiên Giang thuộc nhóm chất lượng giáo dục khá trong khu vực ĐBSCL.

"Kiên Giang có địa bàn rộng, có khu vực biên giới, đồng bằng, biển đảo,... Do đó, đạt được kết quả trên cho thấy sự cố gắng rất lớn của tỉnh. Trong quá trình đổi mới, Kiên Giang đã có một số mô hình và cách thức triển khai sáng tạo trong giáo dục như "khu vườn trải nghiệm", "ngôi nhà vì bạn", "hùng biện dưới cờ"….Đây là điều đáng ghi nhận" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh uỷ Kiên Giang.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh uỷ Kiên Giang.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đánh giá, Kiên Giang là địa phương có tỷ lệ huy động con em đồng bào dân tộc đến lớp khá cao, việc sắp xếp hệ thống trường lớp tương đối hợp lý, có những bước đổi mới. Tuy nhiên, đối với một số vùng hải đảo còn khó khăn, Bộ trưởng lưu ý địa phương nên chủ động để đảm bảo quyền đi học của học sinh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn; việc triển khai Chương trình GDPT 2018 đang trong giai đoạn khẩn trương, nên sẽ phát sinh thêm các vấn đề bất cập, khó khăn nhiều hơn. Do đó, Bộ trưởng mong rằng Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang cần quan tâm nhiều hơn, đầu tư đúng lúc để mang hiệu quả.

Trong công tác giáo dục học sinh đồng bào dân tộc, Bộ trưởng lưu ý, cần rà soát để tiếp tục có những chính sách phù hợp hơn trong tình hình mới. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện cho học sinh phát triển toàn diện.

Đại học Kiên Giang phải phát triển cùng địa phương

Đánh giá Đại học Kiên Giang có vai trò quan trọng trong đào tạo, cung ứng nhân lực cho địa phương và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn tỉnh cần có chính sách hỗ trợ cho Trường Đại học Kiên Giang phát triển mạnh hơn nữa để trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Để cho sự phát triển được bền vững, các chính sách tuyển dụng, đào tạo không lệch nhu cầu xã hội, Bộ trưởng lưu ý Trường Đại học Kiên Giang và tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ trong xây dựng và phát triển các ngành nghề phù hợp. Mục đích nhằm đảm bảo đầu ra cho sinh viên, vừa đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực của địa phương.

"Trường Đại học Kiên Giang cần phối hợp chặt chẽ với tỉnh, hiểu và nắm được chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, để từ đó xây dựng chiến lược của mình trong cơ cấu các ngành nghề, phát triển đội ngũ và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương.

Thực tế cho thấy, lợi thế tương lai phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang rất lớn nên nếu có sự hỗ trợ phù hợp, như đặt hàng các đề tài nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của nhà trường, hỗ trợ gián tiếp đối với sinh viên... sẽ tạo đà phát triển nguồn nhân lực của tỉnh" - Bộ trưởng lưu ý.

Bộ trưởng cũng mong muốn tỉnh cùng các các tổ chức, cá nhân có sự quan tâm trong đóng góp cùng với Bộ GD&ĐT trong tham gia xây dựng Luật Nhà giáo, vì đây là căn cứ pháp lý, thể chế để phát triển đội ngũ nhà giáo một cách bền vững.

Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang tiếp thu ý kiến của đoàn khảo sát.

Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang tiếp thu ý kiến của đoàn khảo sát.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang cho biết: Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, hệ thống giáo dục tỉnh Kiên Giang cơ bản hoàn chỉnh, thống nhất, đa dạng với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo.

Các thiết bị giáo dục được đầu tư nâng cấp, tăng cường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo được mở rộng đến hầu hết các địa phương, kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, con em được học.

"Tỉnh ủy xin tiếp thu ý kiến của đoàn khảo sát. Tỉnh cam kết sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới", ông Đỗ Thanh Bình nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.