Kiểm toán Nhà nước điểm danh một loạt ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt mức

Có tổng cộng 7 ngân hàng bị Kiểm toán Nhà nước điểm tên vì tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép...

Vẫn chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc.
Vẫn chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc.

Kiểm toán Nhà nước vừa ra báo cáo về công tác năm 2020 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Báo cáo cho biết, theo kế hoạch kiểm toán năm 2020, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán 169 cuộc kiểm toán. Trong đó, bao gồm 158 cuộc kiểm toán được lập từ đầu năm và điều chỉnh, bổ sung trong năm theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và đề nghị của các đơn vị có liên quan.

Mặc dù trong điều kiện của dịch bệnh Covid-19 song đến 30/9/2020, toàn ngành đã triển khai 147/184 đoàn kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc kiểm toán 114/147 đoàn kiểm toán (đạt 77,5% số cuộc đã triển khai), phát hành 98 báo cáo kiểm toán. Đến 30/11/2020 toàn ngành sẽ hoàn thành tất cả các cuộc kiểm toán theo kế hoạch và phát hành 100% báo cáo kiểm toán trước 31/01/2021.

Tính đến 30/9, tổng hợp kết quả xử lý tài chính là 52.970 tỷ đồng, trong đó tăng thu 3.074,5 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước 10.700 tỷ đồng, kiến nghị khác 39.195,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, báo cáo cũng điểm danh một loạt các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, danh sách gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng (PVCombank) 13.656 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) 8.654 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (BaoViet Bank) 3.153 tỷ đồng; Ngân hàng Shinhan Bank 132 tỷ đồng; Ngân hàng Mizuho Hồ Chí Minh 192 tỷ đồng; Ngân hàng BusanChi nhánh Tp.HCM 83 tỷ đồng; Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga 69 tỷ đồng.

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, đến tháng 9/2020 vẫn chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc mặc dù tình hình tài chính của các ngân hàng này ngày càng khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng.

Trong đó, năm 2018 lỗ lũy kế của Ngân hàng Đại Dương là 15.412 tỷ đồng, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 29.755 tỷ đồng, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu là 13.380 tỷ đồng; năm 2019 lỗ lũy kế của các ngân hàng lần lượt là 17.971 tỷ đồng; 31.681 tỷ đồng và 16.280 tỷ đồng.

Về hoạt động mua bán nợ, hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn hạn chế. Đến 31/12/2019 tổng số nợ xấu mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (hay mua nợ theo giá thị trường) là 3.599 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,25% tổng số nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 110.694 tỷ đồng.

Theo vneconomy.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.