Kịch hè cho thiếu nhi: Khó có đột biến

GD&TĐ - Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp hè là lúc các nhà hát sân khấu, các đơn vị nghệ thuật rục rịch tung ra những chương trình đặc biệt dành riêng cho những khán giả nhỏ tuổi. Làm thế nào để mỗi vở có cách thể hiện riêng, tạo nên dấu ấn của mùa kịch hè vẫn là băn khoăn của những người “làm mới” kịch thiếu nhi.

Kịch hè cho thiếu nhi: Khó có đột biến

Làm mới kiệt tác sân khấu thế giới

Điểm nhấn của chương trình kịch thiếu nhi năm nay là sự phối hợp của Nhà hát Tuổi trẻ với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp) dàn dựng và biểu diễn vở kịch “Con chim xanh” của tác giả Maurice Maeterlinck. Vở kịch do đạo diễn người Bỉ Xavier Lukowski dàn dựng và các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn.

Vở “Con chim xanh” cũng đã được rất nhiều nhà hát, đoàn nghệ thuật trên khắp thế giới dàn dựng. Vở kịch không chỉ hấp dẫn người lớn mà trẻ em khi xem cũng đều thích thú. Điều này khiến vở kịch trở thành một tác phẩm tiêu biểu dành cho thiếu nhi trên thế giới.

Đây là vở kịch thần thoại viết về cuộc hành trình của hai em bé, con của gia đình người thợ rừng nghèo khổ, đi tìm kiếm con chim xanh - sứ giả của hạnh phúc - để mang về chữa bệnh cho một em bé gái đang phát ốm lên vì chưa được biết hạnh phúc là gì.

Cuộc hành trình của hai em diễn ra trong một giấc mơ kỳ diệu, nhưng cảnh kết thúc vở kịch lại diễn ra trong cuộc đời thực với việc em bé lấy ngay con chim cu gáy mình đang nuôi ở trong lồng đem cho bạn, khiến bạn mừng vui, sung sướng mà khỏi bệnh…

Ông Trương Nhuận - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, cho biết, việc hợp tác và dàn dựng vở kịch kinh điển “Con chim xanh” khẳng định vai trò cầu nối của Nhà hát Tuổi trẻ cho các dự án hợp tác nghệ thuật sân khấu quốc tế nhằm mang đến cho khán giả nhỏ tuổi Việt Nam cơ hội được thưởng thức các tác phẩm sân khấu quốc tế đặc sắc.

Hè này, sân khấu Idecaf cũng đã bắt tay dựng vở mới cho chương trình kịch thiếu nhi nổi tiếng “Ngày xửa ngày xưa”. Vở thứ 30 của chương trình, với tên gọi đang được phúc khảo để chuẩn bị công chiếu “Hoàng tử - công chúa và 9 vị thần... bị bắt” (tác giả Minh Phương, đạo diễn Vũ Minh).

Không dễ làm nên “cơn sốt vé”

Nếu như mọi năm, các đơn vị bắt đầu quảng cáo rầm rộ chương trình kịch phục vụ trẻ nhỏ, thì năm nay các sân khấu vẫn im ắng. Mặc dù thời điểm Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đã gần kề nhưng các sân khấu trước giờ vốn thế mạnh là kịch người lớn, hài kịch như:

Kịch Hồng Vân, Hoàng Thái Thanh, Nụ cười mới, Kịch Sài Gòn… chưa có lịch cho những vở diễn thiếu nhi. Ngoài ra cũng chưa sân khấu nào công bố dự án lớn về kịch cho thiếu nhi dịp hè này. Nhà hát thiếu nhi Nụ cười, nơi diễn ra những vở kịch rối thiếu nhi thu hút trẻ trong mùa hè trước, đến thời điểm này vẫn chưa thể hoạt động lại được.

Lý giải cho tình trạng đìu hiu của sân khấu kịch thiếu nhi năm nay, bà Nguyễn Hoài Oanh, Phó Giám đốc Công ty Đông Đô Show cho rằng: “Mấy năm nay, dù đầu tư mùa vụ nhưng làm kịch cho thiếu nhi vẫn bị thua lỗ”.

Hơn nữa ở Việt Nam mới chỉ có nhà hát dựng kịch cho người lớn, cho tuổi trẻ, vẫn chưa có chiến lược dài hơi dành đầu tư các tác phẩm nghệ thuật cho thiếu nhi. Cũng vì vậy mà sân khấu cho thiếu nhi vốn chỉ mang tính thời vụ vẫn nhạt nhòa trong thị trường nghệ thuật muôn màu.

Hàng chục năm nay, sân khấu thiếu nhi vẫn chạy theo mùa vụ và thông thường chỉ có một mùa vào dịp Hè. Nhà sản xuất đổ lỗi cho khán giả, nhưng có lẽ lý do chính vì ngày nay nhiều đơn vị thiên về nghệ thuật “ăn xổi”, nhìn vào doanh thu trước mắt, ít tính đến chiến lược đầu tư dài hơi vì nghệ thuật.

Để kịch thiếu nhi trở thành một món ăn tinh thần hấp dẫn và thường xuyên của các em, có lẽ điều quan trọng là cần nâng cao ý thức trách nhiệm của các nghệ sĩ trong sứ mệnh phục vụ đối tượng khán giả đặc biệt quan trọng này.

Trong thời điểm giới trẻ không mặn mà với những sân khấu truyền thống nên việc xây dựng những vở mới, những tác phẩm kinh điển là một ý tưởng hay để trẻ em tiếp cận với sân khấu. Thế nhưng, hầu hết đó là các vở chính kịch, truyền tải rất nhiều thông điệp giáo dục nên không dễ làm nên “cơn sốt vé”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...
Chuyên gia đào tạo chia sẻ với học sinh Trường THCS Thành Công.

Cha mẹ hạnh phúc, con thành công

GD&TĐ - Chuyên đề Cha mẹ hạnh phúc, con thành công với góc nhìn mới, tầm quan trọng của "tam giác vàng" gia đình - trẻ em - thầy cô với sự phát triển của trẻ.