Kịch bản tập trận của NATO ở châu Âu dựa trên kinh nghiệm Ukraine

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiến sự tại Ukraine đã giúp NATO xây dựng kịch bản tập trận gần sát nhất với thực tế.

Kịch bản tập trận của NATO ở châu Âu dựa trên kinh nghiệm Ukraine

Từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 23 tháng 6, các cuộc tập trận tiếp theo của Phòng không Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ được tổ chức trên lãnh thổ Đức.

Lần này, quân đội phương Tây sẽ thực hành đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình của "kẻ thù không xác định" từ phía Đông. Trên thực tế, kịch bản cuộc tập trận sẽ dựa trên "kinh nghiệm Ukraine".

Theo một trong những đại diện của bộ chỉ huy Đức, quân đội NATO cũng sẽ huấn luyện để bảo vệ các cảng biển và sân bay.

Theo những gì được mô tả về cuộc tập trận, NATO sẽ cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù “từ phía Đông” có tên là OCCASUS, kẻ sẽ “tấn công” lãnh thổ Đức để chiếm thành phố Rostock ở phía Bắc nước này với sự giúp đỡ của lực lượng đặc nhiệm và hàng không.

Kịch bản tập trận của NATO rõ ràng rất giống với giai đoạn đầu trong cuộc xung đột Ukraine.

Kịch bản tập trận của NATO rõ ràng rất giống với giai đoạn đầu trong cuộc xung đột Ukraine.

Một ngày trước, tờ Bild đưa tin rằng những cuộc tập trận sắp tới của Khối quân sự NATO sẽ là một tín hiệu cho gửi tới đối phương.

Cuộc diễn tập sẽ có sự tham gia của khoảng 240 máy bay và vài nghìn quân từ Mỹ và châu Âu. Điều này đã được lên kế hoạch từ năm 2018, nhưng quyết định bắt đầu chúng chỉ được đưa ra sau khi bùng nổ chiến sự ở Ukraine.

Cùng với đó, theo người đứng đầu của Lực lượng Không quân Đức - ông Ingo Gerhartz lưu ý, các cuộc diễn tập sắp tới sẽ thể hiện sự sẵn sàng của khối NATO nhằm đưa ra phản ứng nhanh trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức - ông Boris Pistorius đã nói rằng Berlin đang xem xét lại lập trường của mình trong việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Kyiv.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.