Kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á

GD&TĐ - Ngày 19/3, Trường ĐH Kinh tế TPHCM (UEH) đã tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm ra đời Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại lễ kỉ niệm
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại lễ kỉ niệm

Tham dự lễ kỉ niệm có sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, GS.TS Tạ Ngọc Đôn- Vụ Trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GD&ĐT, cùng đại diện nguyên là tổng biên tập, ban thư ký của tạp chí, lãnh đạo nhà trường.

Trải qua 30 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (với tiền thân là Tạp chí Phát triển Kinh tế thuộc Trường ĐH Kinh tế TPHCM) đã khẳng định được vị thế của một tạp chí khoa học kinh tế có uy tín lớn ở Việt Nam, có sức lan toả và ảnh hưởng rộng trong giới nghiên cứu học thuật, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong nước và mục tiêu vươn lên tầm quốc tế.

Năm 2012, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt Dự án nâng cấp Tạp chí Phát triển Kinh tế bản tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế SCOPUS giai đoạn 2013-2017 và gần đây nhất là Dự án nâng cấp Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á để được gia nhập hệ thống SCOPUS giai đoạn 2020-2023 được Bộ GD&ĐT phê duyệt vào năm 2020.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (áo trắng) chụp ảnh kỉ niệm cùng nguyên lãnh đạo của tạp chí
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (áo trắng) chụp ảnh kỉ niệm cùng nguyên lãnh đạo của tạp chí

Phát biểu tại lễ kỉ niệm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhìn nhận: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á là một tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế loại 1 với chất lượng và quy trình hoạt động theo chuẩn quốc tế được Hội đồng giáo sư ngành kinh tế đánh giá cao suốt những năm qua. 

Với thâm niên 30 năm hoạt động, xuất bản, tạp chí đã tạo được tiếng vang lớn trong và ngoài nước về hoạt động nghiên cứu. Việc đổi tên thành Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) vào năm 2018 cùng việc ấn phẩm đầu tiên của JABES đã chính thức hiện diện trên Nhà xuất bản Emerald là một bước ngoặt lớn để phát triển tạp chí theo định hướng công bố nghiên cứu quốc tế. Qua đó, đóng góp tri thức toàn cầu, cũng như cải thiện các điều kiện để gia nhập Scopus như liên kết với nhà xuất bản Emerald; quốc tế hóa hội đồng biên tập và tác giả viết bài.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, với yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay đòi hỏi UEH, Ban biên tập không thể thỏa mãn với những thành quả đạt được, mà phải phấn đấu vươn lên ngang tầm với các trường lớn trong nước, tăng năng lực cạnh tranh với các tạp chí trong nước và quốc tế.

Trong thời gian tới, JABES cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ  quan trọng. Cụ thể, tạp chí cần phát huy những thành quả đã đạt được trong 30 năm qua, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ từ Bộ GD&ĐT, những ý kiến chỉ đạo từ Ban giám hiệu và những góp ý của các nhà khoa học, tiếp tục tăng cường mở rộng mạng lưới liên kết - hợp tác quốc tế.

Bên cạnh đó, nhanh chóng đẩy mạnh các chính sách thu hút nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế gửi bài báo chất lượng đến tạp chí. Đặc biệt, Nhà trường cần duy trì tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên để tạo cầu nối chặt chẽ với nhà khoa học, các giáo sư, chuyên gia kinh tế, giảng viên, nghiên cứu sinh... đến từ nhiều nước trên thế giới. Qua đó thu hút, kêu gọi, và chọn lọc được nhiều bài báo chất lượng cho tạp chí, nâng cao chất lượng nhân sự và chuẩn hoá các khâu quản lý tạp chí theo chuẩn quốc tế.

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài- Tổng biên tập hiện nay của tạp chí
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài- Tổng biên tập hiện nay của tạp chí

“Ban biên tập tạp chí cần tăng cường trao đổi - hợp tác với Nhà xuất bản Quốc tế Emerald để nâng cao chất lượng bài viết và uy tín công bố quốc tế. Xây dựng mạng lưới liên kết chặt chẽ với các tạp chí trong cùng lĩnh vực kinh tế, để qua đó tạo cơ hội cho tác giả cũng như các tạp chí trong việc thu hút bài viết, lựa chọn và đăng bài ở lĩnh vực nghiên cứu phù hợp”- Thứ trưởng Phúc nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.