Khủng long kỷ Jura tái sinh có sống được trong thế giới ngày nay?

GD&TĐ - Bộ phim “Công viên kỷ Jura” đã tạo nên một thành công lớn trong việc đưa loài khủng long trở lại cuộc sống sau hàng triệu năm tuyệt chủng.

Khủng long kỷ Jura tái sinh có sống được trong thế giới ngày nay?

Bộ phim bom tấn này cho thấy việc vận hành một công viên giải trí khủng long là điều hết sức khó khăn. Không chỉ ở việc thu hút khách tham quan mà vấn đề quan trọng là làm sao để những động vật này sống được trong thời kỳ hiện đại.

Cuộc sống sau khi sinh ra

Rào cản đầu tiên và tham vọng nhất để đưa những con khủng long thực sự trở lại Trái đất dĩ nhiên là việc tái tạo lại ADN của chúng. Hiện tại, điều này là bất khả thi về mặt khoa học vì ADN không tồn tại được lâu như vậy. 

Tuy vậy, hãy giả sử chúng ta khôi phục được ADN của khủng long và các nhà khoa học lặng lẽ phát triển ra những con khủng long con. Khi đó, chúng ta phải đối mặt với vấn đề lâu dài là làm thế nào để giữ cho chúng sống và thoải mái.

Đương nhiên, một khi chúng ta đã nỗ lực khôi phục lại một loài đã biến mất trên mặt đất, chúng ta có một số nghĩa vụ phải bảo vệ và chăm sóc chúng. Vấn đề là việc này dường như vượt quá khả năng của chúng ta.

Việc tìm thức ăn

Việc tìm thực phẩm không gây nhiều lo lắng cho những con khủng long ăn thịt, những kẻ chịu trách nhiệm cho hầu hết các pha hành động trong các bộ phim “Công viên kỷ Jura” cũng như phim “Trại kỷ Phấn trắng”.

Phần lớn, các giống khủng long như carnotaurus, T.rex và các loài ăn thịt khác sẽ rất thích thú khi ngấu nghiến những con bò, cừu và bất kỳ thứ thịt gì được đưa ra... Tuy nhiên, động vật ăn cỏ sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn.

Vấn đề chính là hệ sinh thái của Trái đất đã thay đổi một cách mạnh mẽ trong hơn 100 triệu năm qua. Đời sống thực vật trong thời kỳ Đại Trung sinh khác biệt khá nhiều so với đời sống hiện nay. Điều đó không có nghĩa là loài khủng long lớn như sauropod sẽ không thể tìm thấy gì để ăn trong thế giới hiện đại, nhưng chúng sẽ phải trải qua nhiều gian nan.

Thứ nhất, bằng chứng cho thấy trong thời đại của khủng long có nhiều thực vật hơn so với ngày nay. Các nhà khoa học tin rằng, quá khứ xa xôi cây cối tốt tươi hơn do mức độ CO2 cao cho phép thực vật thu được nhiều năng lượng hơn. Chính nguồn thực vật dồi dào này được cho là một trong những nguyên nhân chính tạo nên kích thước đáng kinh ngạc của loài sauropod.

Đúng là có rất nhiều thảm thực vật ở những khu vực nhiệt đới hiện đại của Trái đất, nhưng điều chưa rõ là liệu sauropod có nhận ra phần lớn chúng là thức ăn hay không.

Hãy xét đến lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì cuộc sống cho một số loài động vật có kích thước lớn như vậy, chưa nói đến cả một quần thể, chúng có thể sẽ chết đói dù bao quanh là thức ăn.

Khó thích nghi với không khí mỏng 

Một tác dụng phụ của việc lượng thực vật gia tăng lên trên toàn cầu là lượng oxy trong khí quyển tăng lên rõ rệt. Một số ước tính cho thấy, nồng độ oxy trong các phần của thời Đại Trung sinh có thể đã cao hơn 35% so với mức hiện tại.

Tất cả lượng oxy dư thừa đó tràn vào bầu khí quyển đến mức làm không khí đặc hơn ngày nay. Mức oxy cao hơn và bầu không khí dày hơn có thể đã góp phần khiến một số loài trở nên khổng lồ, đặc biệt là côn trùng bay lớn đã tận dụng điều kiện khí quyển để phát triển to hơn so với ở thời kỳ hiện đại.

Bầu khí quyển hiện tại của chúng ta có mức oxy trung bình là 21%, tương đương với mức sụt giảm gần một nửa kể từ mức cao cách đây vài trăm triệu năm. Để so sánh, sự khác biệt giống như lượng oxy trên đỉnh Everest so với lượng oxy trong không khí ở độ cao gần mực nước biển.

Tất cả những điều đó có nghĩa là những con khủng long khổng lồ sauropod có thể hít thở không khí ngày nay nhưng điều này sẽ không dễ chịu và có thể không bền trong thời gian dài.

Cuộc sống của một con khủng long thời hiện đại có thể là giống như ở một nơi chật chội, ngay cả khi nó được phép đi lang thang tự do trên toàn bộ hòn đảo. Những con khủng long lớn có thể sẽ phải vật lộn để tìm kiếm thức ăn và chúng thường xuyên bị hụt hơi.

Đưa khủng long trở lại từ hàng chục hay hàng trăm triệu năm sau khi chúng hết sẽ là điều thú vị và kinh ngạc đối với chúng ta. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là chúng sẽ phải ở một thế giới khác hẳn so với thế giới chúng từng sống. Đó là thế giới mà chúng không thuộc về và không thích nghi được.

Việc xây dựng một công viên trong đó các loài động vật cổ đại có thể sống sót thoải mái sẽ liên quan đến việc tái tạo môi trường càng gần gũi với môi trường cũ của chúng càng tốt.
Trong đó bao gồm khí hậu, đời sống thực vật và các điều kiện khí quyển mà chúng đã quen thuộc. Không rõ liệu chúng ta có bao giờ đủ khả năng đưa những con khủng long cổ xưa vốn đã chết từ lâu trở lại hay không, nhưng theo các chuyên gia, rõ ràng là chúng ta không nên làm việc này, không phải vì lợi ích của chúng ta mà vì chính những con khủng long.
Theo Syfy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.