Khủng hoảng tên lửa Cuba và ngoại giao tàu ngầm Chiến tranh Lạnh

GD&TĐ -Tàu ngầm hạt nhân Nga đến Havana đã gợi nhớ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 và chính sách ngoại giao tàu ngầm kiểu Chiến tranh Lạnh thời Liên Xô.

Khủng hoảng tên lửa Cuba và ngoại giao tàu ngầm Chiến tranh Lạnh

Vào tháng 6, Nga đã cử một nhóm tàu hải quân tới thăm Havana - Cuba như một phần của cuộc tập trận viễn dương, đây chính là lời cảnh báo đối với phương Tây rằng họ đã đánh giá thấp khả năng của Hải quân Nga.

Theo chuyên gia quân sự, biên tập viên của Warships IFR Ian Ballantyne, viết trên tờ Daily Express của Anh, Tổng thống Nga Vladimir Putin “vẫn có ý định sử dụng hạm đội của mình như một công cụ quân sự toàn cầu hùng mạnh”, vì vậy không nên đánh giá hạm đội của Nga.

Theo chuyên gia này, biên đội tàu của Hạm đội Phương Bắc của Hải quân Nga đã đến thăm hòn đảo ở Biển Caribe, nằm cách Florida chỉ 90 dặm, bao gồm tàu ​​ngầm tấn công đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân K-561 Kazan thuộc lớp Yasen, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và hai tàu phụ trợ.

Theo giới truyền thông Nga, tàu ngầm hạt nhân và tàu khu trục được trang bị tên lửa tầm xa siêu thanh 3M22 Zircon, có khả năng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ chỉ trong “một cái chớp mắt”.

Trong khi lo ngại về một cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 có thể xảy ra trong những ngày gần đây đã bị phóng đại quá mức, thì chuyến thăm này lại được các chuyên gia liên tưởng đến chính sách ngoại giao tàu ngầm kiểu Chiến tranh Lạnh, cũng như hoạt động gián điệp hải quân của Liên Xô.

Chuyên gia Anh nói thêm rằng, Mỹ đã đáp trả bằng cách “chơi con át chủ bài” bằng cách gửi tàu ngầm lớp Los Angeles SSN-725 USS Helena đến căn cứ tại Vịnh Guantanamo của Cuba. Hành động của Washington là nỗ lực “thể hiện sự vượt trội của mình”, trở thành “tín hiệu trực tiếp” tới Moscow.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ và các đồng minh phương Tây có thể tự mãn, vì trên thế giới hiện nay, rất ít lực lượng hải quân có thể chứng minh được khả năng tiếp cận toàn cầu thực sự tốt như Nga.

Chuyên gia cho biết, Kazan trở thành một trong những tàu ngầm đắt nhất từng được chế tạo cho Hải quân Nga, chi phí của vào khoảng từ hai đến ba tỷ bảng Anh.

Các tàu lớp này đều có tốc độ khá nhanh, lên tới 40 hải lý/giờ dưới nước và có độ sâu lặn tối đa được nêu là hơn 1.500 feet.

Ballantyne giải thích rằng, có tới 7-9 tàu ngầm Project 885M Yasen-M đang hoạt động, đang được chế tạo hoặc mới được ​​đặt lườn, trở thành đối thủ hùng mạnh với tàu ngầm của các nước phương Tây.

Tuy nhiên, phép thử thực sự về giá trị của những “siêu tàu ngầm thế kỷ 21” của ông Putin sẽ là những thiết bị sonar và vũ khí mới nhất mà chúng được trang bị. Mục tiêu của hải quân và không quân NATO trong vài tuần qua là đánh giá xem liệu điều này có thực sự đúng hay không.

Ông Ian Ballantyne cho biết, không còn nghi ngờ gì nữa, trong bối cảnh đang phải hứng chịu sự bao vây, cô lập của phương Tây, người Nga sẽ đáp trả lại bằng tàu ngầm hạt nhân, tàu chiến và máy bay chiến đấu tàng hình. Một ván cờ Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20 đang bắt đầu tái hiện ở thế kỷ 21.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ