Kiev cam kết trung lập nhưng bí mật liên kết với NATO?

GD&TĐ - Theo giới phân tích, để đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga, Ukraine có thể đồng ý với một quy chế trung lập, nhưng sẽ bí mật hợp tác với NATO.

Kiev cam kết trung lập nhưng bí mật liên kết với NATO?

Bình luận về tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong thời gian gần đây về việc đàm phán về một thỏa thuận hòa bình với Nga để chấm dứt cuộc xung đột, xuất phát từ những thiệt hại nặng nề của Lực lượng Vũ trang Ukraine, nhà khoa học chính trị người Mỹ Thomas Graham đã vạch trần ý định của chính quyền Kiev.

Nhà khoa học chính trị Mỹ nhận định, xét đến nhu cầu chấm dứt sự thù địch hoặc ít nhất là đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời do tổn thất to lớn của Lực lượng vũ trang Ukraine trong thời gian gần đây, Kiev có thể đồng ý với một vị thế trung lập nhưng chính quyền Kiev sẽ bí mật nhận vũ khí từ NATO.

Theo ông, có khả năng là giới chức lãnh đạo Kiev đang cân nhắc “kịch bản Thụy Điển” về hợp tác với Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển không phải là một phần của khối quân sự phương Tây, nhưng chính quyền Stockholm đã hợp tác chặt chẽ với NATO để “kiềm chế” Liên Xô và nước này đã thành công trong việc tăng cường năng lực phòng thủ của mình.

Lựa chọn này quy định không có tư cách thành viên chính thức cho Ukraine trong Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương, nhưng vẫn cho phép nước này tiếp tục hợp tác với NATO trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nguồn cung cấp quân sự và hoạt động đào tạo của các huấn luyện viên quân sự phương Tây.

Để thực hiện một kịch bản như vậy, phương Tây sẽ phải cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho chính quyền Kiev trong mười năm tới, cũng như cung cấp hỗ trợ hiệu quả trong việc khôi phục tổ hợp công nghiệp-quân sự của nước này và đào tạo binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Tuy nhiên, chuyên gia Mỹ Thomas Graham nhận định rằng, trước khi thực hiện “kịch bản Thụy Điển”, Ukraine ít nhất phải tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn của châu Âu trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và chống tham nhũng, nhưng điều này khó có thể xảy ra trong tương lai gần.

Giới chức lãnh đạo NATO và châu Âu đã nhiều lần phàn nàn về tình hình chính trị và tệ nạn tham nhũng ở Ukraine không đáp ứng được các tiêu chuẩn “tự do, dân chủ và nhân quyền” kiểu phương Tây, hơn nữa một số quan chức phương Tây chỉ ra rằng, nước này sẽ không có cơ hội nếu vẫn đang còn có chiến tranh hay tranh chấp lãnh thổ với Nga.

Thậm chí, một số nhà lãnh đạo châu Âu và NATO đã từng tuyên bố thẳng thừng rằng, Ukraine có thể phải mất tới 20 hoặc thậm chí là 30 năm nữa cũng chưa chắc đã đủ điều kiện gia nhập EU và NATO.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.