Khu vực Tây Nam bộ giữ vững sự phát triển

GD&TĐ - Chiều 22/7, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ.

Tình hình kinh tế, xã hội ổn định

Đồng chí Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - phát biểu tại hội nghị.
  Đồng chí Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - phát biểu tại hội nghị.

Theo đồng chí Nguyễn Phong Quang - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 6 tháng đầu năm 2015 tình hình kinh tế, chính trị tại khu vực Tây Nam bộ vẫn giữ sự phát triển ổn định.

Về kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) ước đạt trên 213 ngàn tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,5% (tương đương cùng kỳ). Hoạt động xuất nhập khẩu: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt trên 8,5 tỉ USD (tăng 21,4%), xuất siêu khoảng 2,9 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 5,7 tỉ USD (tăng 5,5%); nhập khẩu đạt 2,8 tỉ USD (tăng 64,7%).

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 116 ngàn tỉ đồng (tăng 16,5% so cùng kỳ). Riêng lĩnh vực giao thông đang triển khai 148 dự án với tổng mức đầu tư là 125,6 ngàn tỉ đồng. 

Một số công trình trọng điểm huyết mạch mang tính liên vùng đã hoàn thành hoặc đang triển khai góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm có nhiều khởi sắc. Toàn vùng hiện có 43 trường ĐH, CĐ (trong đó có 17 trường ĐH, 26 trường CĐ) và 30 trường Trung cấp chuyên nghiệp. 

Tỷ lệ sinh viên/vạn dân là 174 sinh viên (cả nước 241). Mạng lưới trường, lớp học mầm non, phổ thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và phù hợp với quy hoạch dân cư, một số trường có quy mô nhỏ được sáp nhập để phù hợp với thực tế tại địa phương.

Toàn vùng có 6.937 trường mầm non, phổ thông (trong đó, có 1.755 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 25,3% số trường, tăng 16% so với cùng kỳ). Kỳ thi THPT quốc gia 2015, toàn vùng có 146.467 thí sinh đăng ký tham dự, tỷ lệ dự thi đạt trên 98%.

Thời gian qua các địa phương trong vùng tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên đào tạo, hỗ trợ giải quyết việc làm đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở vùng khó khăn. 

Tăng cường việc dạy nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp theo hình thức hợp đồng đặt hàng đào tạo của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay toàn vùng hiện có có 364 cơ sở dạy nghề, đã tuyển sinh 110.363 người (chiếm 14,4% so với cả nước), trong đó có 33.832 lao động nông thôn.

Công tác quản lý lao động, giới thiệu việc làm được các địa phương trong vùng quan tâm thực hiện. Sáu tháng đầu năm, toàn vùng tạo việc làm cho khoảng 201 ngàn người, trong đó xuất khẩu lao động là 1.356 người. Đã tổ chức hơn 74 phiên giao dịch việc làm, giúp hơn 120 ngàn lao động tìm được việc...

Giữ vững sự phát triển

Trong 6 tháng cuối năm 2015, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Tập trung kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và góp ý công tác tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng theo Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị.

Phối hợp các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2016; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm kỳ 2011 - 2015 của các địa phương trong vùng.

Phối hợp, đôn đốc Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế thí điểm điều phối hợp tác kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020; phối hợp, đôn đốc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án liên kết vùng ĐBSCL phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và nâng cao năng lực nông dân.

Phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị giao ban 3 Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ với chủ đề đảm bảo an ninh biên giới, an ninh đối ngoại.

Chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL năm 2016 tại Hậu Giang, trong đó có Tuần lễ ĐBSCL tại Thủ đô Hà Nội dự kiến diễn ra vào tháng 4 năm 2016. Tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, thăm chúc mừng các đối tượng khó khăn, gia đình chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2016...

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá cao những kết quả đạt được của vùng ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm.

Qua đó Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương về những khó khăn còn tồn tại như: Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, một số nơi còn yếu kém. Điều này đã tạo ra điểm nghẽn trong phát triển, kìm nén phát huy các thế mạnh của vùng. Ngành nông nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm nhưng không tiêu thụ được…

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và địa phương cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, đảm bảo đầu ra, đây là nội dung rất quan trọng. Bên cạnh đó là đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, các bộ ngành cần sớm trình Chính phủ để triển khai các đề án có liên quan đến sự phát triển của vùng như: Nông nghiệp, đầu tư, giáo dục, hạ tầng, biên giới… Đặc biệt cần đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.