Không nên bỏ quy định điểm sàn

Không nên bỏ quy định điểm sàn

(GD&TĐ) - Mỗi một mùa tuyển sinh, "bài toán" về điểm sàn lại được nóng lên với nhiều ý kiến khác nhau. Năm nay cũng vậy, mặc dù từ nay đến thời điểm tuyển sinh vẫn còn khá dài, song bài toán này đã nhận được rất nhiều phương án giải quyết.

Nguyễn Minh Tư - Phòng Tổ chức cán bộ-Công tác chính trị Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao  Hà Nội: Nên quy định điểm sàn theo khu vực

Ông Nguyễn Minh Tư
Ông Nguyễn Minh Tư 

Điểm sàn của kỳ thi đại học, cao đẳng chính thức bắt đầu được áp dụng từ năm 2004. Sau gần 10 năm thực hiện, có thể nói, cùng với những ưu điểm cũng nảy sinh một số bất cập, nhất là những năm gần đây, trước sự gia tăng về số lượng của các trường đại học, cao đẳng đã làm mất cân bằng về nguồn tuyển sinh.

Đặc biệt đối với những trường ngoài công lập, tư thục năm nào cũng phải lao đao vì không tuyển đủ chỉ tiêu.

Vì thế, trong thời gian qua, một số ý kiến cho rằng nên bỏ điểm sàn, hoặc lấy điểm sàn bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. ..

Là một người trực tiếp ở cơ sở tôi cho rằng: Không thể bỏ quy định điểm sàn vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng.

Nếu bỏ điểm sàn thì thí sinh có điểm thấp vẫn được gọi vào học. Cách làm này không những sẽ làm đầu vào chất lượng thấp không được xã hội chấp nhận, mà các nhà tuyển dụng cũng sẽ từ chối, tạo ra sự lãng phí rất lớn và nhất là không phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo đặt ra.

Cách tốt nhất để tháo gỡ điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đặt điểm sàn theo khu vực. Có thể quy định mỗi khu vực có một mức điểm sàn khác nhau theo hướng ưu tiên các vùng khu vực 1, 2.

Bởi lẽ nước ta, một nước có những đặc thù rất riêng về cả điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Ở từng vùng miền đều có sự chênh lệch lớn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, thì sự hưởng thụ học hành là chuyện rất đáng bàn.

Vẫn biết học sinh các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đã được cộng điểm ưu tiên khu vực, nhưng điều này chưa đủ khi trình độ học sinh, điều kiện học tập ở các vùng miền có sự khác nhau đáng kể.

Thế nên, nếu có những quy định điểm sàn theo khu vực sẽ giải quyết được cả ba vấn đề lớn. Đó là: Nguồn tuyển sinh cho các trường; Thí sinh không thiệt thòi; Đảm bảo cho sự phát triển nguồn nhân lực hài hòa giữa các địa phương.

Các thí sinh trước giờ vào phòng thi
Các thí sinh trước giờ vào phòng thi

Bạn đọc có địa chỉ Email: diox9k@gmail.com góp ý: Theo tôi điểm sàn là để đánh giá chất lượng học sinh khi đi thi nhưng với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay nếu điểm sàn quá cao thì những trường top dưới sẽ không có học sinh còn nếu điểm sàn quá thấp thì chất lượng đào tạo lại thấp dẫn tới chất lượng về nguồn nhân lực quốc gia sau này.

Theo tôi, Bộ Giáo dục- Đào tạo nên thay đổi hướng ra của đề thi để học sinh có thể làm tốt hơn và điểm sàn sẽ nhích lên hơn.

Năm nay điểm sàn nên tính theo cách lấy tổng điểm của thí sinh dự thi cộng lại sau đó chia trung bình tất cả các thí sinh dự thi và làm điều đó cho từng khối thi thì sẽ có điểm sàn hợp lý. 

Từ ngày 2/3, Báo Giáo dục & Thời đại (gdtd.vn) và Báo Dân trí (dantri.vn) mở diễn đàn “Hiến kế xây dựng phương án điểm sàn mùa tuyển sinh 2013”. Các phương án của bạn đọc đề xuất sẽ được đăng tải trên báo để trao đổi, tranh luận. Mọi ý kiến tham gia diễn đàn xin gửi về email: diemsan2013@gmail.com

 Minh Tư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.