Không muốn mắc bệnh đái tháo đường, hãy áp dụng 8 bí quyết này trước

GD&TĐ - Càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, nhưng hầu hết chúng ta đều nghĩ, có thể mình không nằm trong số đó với thái độ chủ quan. Trong thực tế, bệnh tật không có ngoại lệ, bất kỳ ai cũng có thể mắc.

Không muốn mắc bệnh đái tháo đường, hãy áp dụng 8 bí quyết này trước

Người nào có thói quen bảo vệ sức khỏe tốt, sinh hoạt lành mạnh điều độ, thì sở hữu sức khỏe tốt. Người có thói quen xấu, rất dễ mắc bệnh, sự khác biệt nằm ở chỗ, bạn đang duy trì các phương pháp bảo vệ sức khỏe nào.

Để phòng tránh bệnh tiểu đường, theo Giáo sư Điền Huệ, Khoa nội tiết Bệnh viện Giải phóng quân (TQ) chia sẻ, có 8 cách để phòng tránh bệnh tiểu đường, bất kỳ ai cũng nên áp dụng để phòng bệnh ngay từ khi bạn còn trẻ khỏe. Bởi căn bệnh này một khi đã mắc, là sẽ theo đuổi bạn suốt đời.

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Giáo sư Huệ cho biết, bệnh tiểu đường có liên quan mật thiết đến chứng béo phì, thừa cân, rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế để cho cơ thể nặng nề, đồ sộ, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

Hãy lựa chọn các phương pháp mà bạn cảm thấy thuận tiện, như giảm ăn, tập thể dục, giảm chất béo, giảm mỡ bụng, tăng cơ bắp… Miễn sao cân nặng của bạn vừa đủ là được.

2. Đi bộ 30 phút mỗi ngày

Một kiến nghị có tính bắt buộc đó là mỗi tuần bạn nên đi bộ khoảng 150 phút. Trừ một vài ngày nghỉ hoặc bận, tối thiểu bạn nên đi bộ 30 phút/ngày.

Trong tất cả các môn thể dục thể thao, đi bộ được xem là lựa chọn số 1 vì sự đơn giản, tiện lợi, không tốn kém, ai cũng có thể làm được. Bạn có thể tự kiểm soát việc đi bộ, vừa nâng cao thể lực, vừa ổn định các khớp xương.

3. Uống cà phê thích hợp

Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện ra rằng uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Giáo sư Huệ giải thích rằng cà phê có tác dụng lợi tiểu, có thể làm tỉnh táo tinh thần, giúp cơ thể đốt cháy một số nhiệt lượng nhất định, từ đó thúc đẩy sự trao đổi chất tốt hơn.

Nhưng uống cà phê phải có sự điều độ, mỗi ngày không nên uống quá 3 ly, nếu uống nhiều sẽ sinh nguy cơ thất thoát canxi, dẫn đến loãng xương.

Bên cạnh đó, nên uống vào buổi sáng sẽ tốt hơn, giúp cơ thể có thể đào thải lượng nước dư thừa và tỉnh táo tinh thần nhanh hơn.

4. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cellulose có thể thúc đẩy nhu động ruột, có tác dụng hỗ trợ đào thải chất cặn bã, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, làm sạch đường ruột.

Bên cạnh đó, chất xơ còn mang lại lợi ích cho bản thân chức năng đường ruột, điều tiết hormone, chuyển hóa lipid, chuyển hóa carbohydrate, giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt.

5. Tập thói quen hít thở sâu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, thở sâu có để giảm áp lực nhanh chóng. Giáo sư Huệ cho rằng, ngoài việc thở sâu, bạn có thể giảm căng thẳng tinh thần nếu tập yoga, từ đó điều chỉnh trạng thái cảm xúc, giảm sức đề kháng với insulin.

Nhiều bệnh nhân có kinh nghiệm đã nói rằng, hễ lúc nào ngủ không ngon vào ban đêm, lượng đường trong máu vào sáng hôm sau chắc chắn sẽ tăng cao, đó là hậu quả của chứng rối loạn thần kinh giao cảm, gây ra tiểu đường.

6. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Giáo sư Huệ cho biết, mỗi lứa tuổi khác nhau cần có thời gian ngủ khác nhau, trẻ em phải ngủ hơn 10 tiếng đồng hồ cho đến trước khi tuổi dậy thì, người trẻ ngủ 8 giờ, trung niên ít nhất cần ngủ đủ 6 giờ.

Khi bạn có một giấc ngủ chất lượng kém, bạn cần tự điều chỉnh để có thể đảm bảo giấc ngủ tốt.

7. Đừng sống một mình

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống một mình có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Giáo sư Huệ cho biết, một cuộc sống gia đình bình thường luôn có lợi đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.

Những người sống một mình nếu kỷ luật tự giác kém, công việc và nghỉ ngơi thư giãn không cân bằng sẽ là cơ hội hình thành những thói quen xấu với xác suất cao. Vì vậy, nếu sống một mình, bạn phải thật sự có kỷ luật với bản thân, có nguyên tắc giữ gìn những thói quen lành mạnh.

8. Những người sau 45 tuổi cần kiểm soát lượng đường trong máu

Các chuyên gia nói rằng, người trên 45 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là người béo phì, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Người có cholesterol, huyết áp cao, nên chú ý hơn đến việc kiểm tra và kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, nếu đường huyết lúc đói có chỉ số hơn 5,6 mmol / l thì bạn cần phải kiểm tra đường huyết sau ăn, để tránh rơi vào bẫy tiểu đường mà không biết.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.