Không có kế hoạch cho tương lai, học sinh Mỹ sẽ không được tốt nghiệp

Để tốt nghiệp một trường trung học công lập ở Chicago (Mỹ), tới đây học sinh sẽ phải đáp ứng một yêu cầu mới và khác thường: họ phải chứng minh được rằng mình đã có một công việc hoặc đã nhận được thư trúng tuyển đại học, khóa học nghề, đi lính hoặc chương trình “gap year”.

Không có kế hoạch cho tương lai, học sinh Mỹ sẽ không được tốt nghiệp
Không có kế hoạch cho tương lai, học sinh Mỹ sẽ không được tốt nghiệp

Thị trưởng Rahm Emanuel cho biết, ông muốn làm rõ rằng hệ thống trường học lớn thứ 3 đất nước này không chỉ có trách nhiệm chăm sóc các em tới năm cuối cấp, mà còn có trách nhiệm đảm bảo cho các em có một con đường tương lai tốt đẹp.

“Chúng tôi sẽ giúp bọn trẻ lập kế hoạch, bởi vì các em cần nó để thành công” – ông nói. “Bạn không thể để bọn trẻ nghĩ rằng hết lớp 12 là xong”.

Mặc dù không phải tranh cãi nhiều về việc bọn trẻ cần nhiều hơn một tấm bằng tốt nghiệp phổ thông để bước chân vào nền kinh tế hiện nay, song đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về việc các trường nên can thiệp đến đâu trong việc đảm bảo rằng học sinh của mình sẽ được đào tạo thêm.

Kế hoạch của thị trưởng Emanuel được chấp thuận bởi Hội đồng Giáo dục hồi cuối tháng 5 năm nay, và Chicago trở thành trung tâm của cuộc tranh luận.

Các chuyên gia cho biết Hệ thống trường công Chicago là hệ thống cấp thành phố lớn đầu tiên đặt ra tiêu chí tốt nghiệp này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu địa phương này có đủ khả năng tài chính để tư vấn, hướng dẫn cho những học sinh khó khăn nhất khi luật này có hiệu lực vào năm 2020.

Jermiya Mitchell, nữ sinh 17 tuổi của Trường Trung học Morgan Park cho biết cô ít khi tiếp xúc với cố vấn của mình. “Chúng tôi chưa bao giờ trò chuyện với nhau về cuộc sống sau khi tốt nghiệp” – cô nói.

“Tôi muốn có một cố vấn thực sự quan tâm đến việc mà tôi muốn làm sau khi tốt nghiệp và sẽ giúp tôi làm được việc đó”.

Một số học sinh, phụ huynh và giáo viên đã chấp nhận động thái này như một cách để giúp những đứa trẻ có bố mẹ chưa làm tốt trong việc định hướng tương lai cho con.

Các nhà phê bình cho rằng ý tưởng của ông Emanuel chẳng có ý nghĩa gì trong việc giải quyết thực tế là nhiều thanh thiếu niên sắp tốt nghiệp tới từ những khu dân cư nghèo, đầy bạo lực và có ít cơ hội việc làm. Trong khi những trường cộng đồng dễ trúng tuyển nhất thì trang bị rất kém để đáp ứng nhu cầu của những sinh viên là thế hệ đầu tiên được học đại học tới từ những gia đình thu nhập thấp.

Họ cũng chỉ ra rằng, khu vực có 381 nghìn học sinh này đã từng sa thải hơn 1.000 giáo viên và cán bộ nhân viên vào năm 2016. Chicago cũng đang trong tình trạng khó khăn về tài chính đến mức rất chật vật trong việc giữ cho các trường mở cửa vào những tuần cuối cùng của năm học này.

“Nghe thì có vẻ ổn, nhưng vấn đề là khi bạn đã cắt giảm rất nhiều nhân viên tư vấn ở các trường, khi bạn đã cắt giảm các loại dịch vụ mà bọn trẻ cần, thì ai sẽ là những người làm việc này?” – bà Karen Lewis, Chủ tịch Hiệp hội giáo viên Chicago và cũng là đối thủ chính trị lâu năm của thị trưởng Emanuel đặt câu hỏi.

“Nếu bạn đã làm xong việc tốt nghiệp thì bạn nên cấp bằng. Bởi vì nếu bạn không cấp bằng, bạn còn đẩy bọn trẻ vào cảnh khốn cùng hơn thế” – bà nói.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...