Khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát trong năm 2022

GD&TĐ - Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2022: Khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại Quyết định số 165/QĐ-BYT ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2022 của Bộ Y tế, Bộ Y tế đặt ra mục tiêu chung là giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020. Khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

Mục tiêu cụ thể kế hoạch đặt ra là giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào Việt Nam.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường hoạt động phòng chống dịch Covid-19, thực hiện giám sát phát hiện sớm để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch kịp thời, hạn chế tối đa chuyển nặng, tử vong; bảo đảm công tác phân tuyến điều trị giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng.

Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại các tuyến. Chủ động và đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin Covid-19 để duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin đạt được miễn dịch cộng đồng theo khuyến cáo của WHO.

Tăng cường năng lực, đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị y tế và vật tư y tế cho hệ thống y tế dự phòng các cấp theo tiêu chuẩn để đảm bao chức năng, nhiệm vụ của hệ thống.

Để đạt được các mục tiêu trên, kế hoạch đặt ra giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe. Trong đó, truyền thông phòng, chống dịch Covid-19, hướng dẫn người dân và cộng đồng thực hiện tốt thông điệp 5K phòng, chống dịch Covid-19 để "thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; vận động người dân chủ động, tích cực tham gia tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 khi đến lượt, tự theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng theo khuyến cáo của cán bộ y tế; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống; phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh…

Xây dựng dự trữ quốc gia và dự trữ của Bộ Y tế phòng chống dịch bệnh. Rà soát cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu tư xây dựng phòng xét nghiệm chuẩn thức tại các Trung tâm kiểm soát bênh tật tỉnh, thành phố.

Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, cung ứng sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán nhanh, vắc xin trong nước để tiến tới tự chủ về công nghệ sản xuất, có thể xuất khẩu. Trước mắt, chủ động tiếp cận các nguồn vắc xin phòng Covid-19 trên thế giới để sớm mua được vắc xin sử dụng phòng bệnh cho cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.