Khởi sắc loại hình giáo dục chất lượng cao

GD&TĐ - Từ năm học 2012 - 2013, ngành Giáo dục tỉnh Bạc Liêu triển khai loại hình giáo dục chất lượng cao trong hệ thống trường học trên địa bàn TP Bạc Liêu. 

Khởi sắc loại hình giáo dục chất lượng cao

Sau thời gian triển khai, loại hình này đã đạt được những kết quả tích cực, từ đó đã nhân rộng đến các huyện, thị trong tỉnh.

Nhiều kết quả tích cực

Nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện những học sinh có năng khiếu, bồi dưỡng học sinh có tư chất thông minh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, đồng bộ về giáo dục năng khiếu từ cấp TH đến THCS và THPT. Từ năm học 2012 - 2013, Sở GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thí điểm loại hình lớp chất lượng cao ban đầu trên địa bàn TP Bạc Liêu tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu và Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm.

Mỗi trường tuyển sinh 3 lớp, sĩ số 30 học sinh/lớp cho khối lớp 3 và 35 học sinh/lớp cho khối lớp 6. Trải qua 4 năm học, bước tiếp vào năm thứ 5, những lớp chất lượng cao đã phát huy tốt vai trò của loại hình giáo dục này. Các em học sinh lớp 6 lần đầu tiếp cận với loại hình này, nay đã thi tuyển vào lớp 10 Trường THPT chuyên Bạc Liêu và được đánh giá rất tích cực. Mô hình dạy học chất lượng cao được xem là thành công và đã nhân rộng xuống tất cả các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.

Theo Ban Giám hiệu Trường THPT chuyên Bạc Liêu, tỷ lệ trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh của các lớp chất lượng cao cao hơn các lớp đại trà rất nhiều. Hầu hết các em đậu thủ khoa vào lớp 10 đều xuất phát từ các lớp chất lượng cao.

Ông Đỗ Thanh Hân - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Bạc Liêu, đánh giá: “Ngoài học lực rất tốt, theo các giáo viên chủ nhiệm cho biết, các em học sinh học lớp chất lượng cao đều là học sinh ngoan, hiếm khi có học sinh cá biệt. Khi tham gia các phong trào của trường, các hoạt động ngoại khóa các em rất tự tin và nhiệt tình, năng động, cùng nhau vươn lên, luôn giữ vững thành tích học tập tốt”.

Trường Tiểu học Hoa Lư (huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) là trường trọng điểm của huyện, được thí điểm loại hình giáo dục chất lượng cao từ năm học 2013 - 2014. Ông Nguyễn Văn Út Em - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoa Lư - nhìn nhận: “Từ năm bắt đầu thí điểm loại hình giáo dục chất lượng cao tại trường, đến nay các em luôn tích cực phát huy và duy trì thành tích học tập tốt, tỉ lệ học sinh giỏi đạt trên 95%. Nhận thấy qua các lớp, loại hình này đã rèn kĩ năng thực hành tư duy cho học sinh, giúp các em đạt thành quả vượt bậc, mức độ tham gia phong trào hoạt động trong nhà trường song hành việc học đều được đảm bảo”.

Phát huy tốt khi nhân rộng

Năm học 2014 - 2015, Sở GD&ĐT Bạc Liêu đã triển khai nhân rộng loại hình lớp chất lượng cao cho các huyện, thị xã. Theo đó, mỗi huyện, thị đều có 1 trường được chọn triển khai cho khối TH và 1 trường khối THCS.

Sách giáo khoa đại trà vẫn được sử dụng cho lớp chất lượng cao, phần chương trình nâng cao sẽ do Sở GD&ĐT biên soạn và giao cho nhà trường phát riêng cho lớp chất lượng cao. Nội dung nâng cao được viết dựa vào yêu cầu kiến thức, kỹ năng đã học để mở rộng, năng cao vận dụng vào bài tập, không tăng nội dung chương trình để làm quá tải cho học sinh.

Để tạo điều kiện thay đổi từ cách dạy “số đông” sang dạy “cá thể”, nhằm kịp thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cũng như điểm yếu của từng học sinh. Số học sinh mỗi lớp cấp TH bố trí không quá 30 học sinh/lớp, và không quá 35 học sinh/lớp đối với cấp THCS. Hiện nay, Trường THPT chuyên Bạc Liêu có 12 lớp chất lượng cao, Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêu có 6 lớp chất lượng cao, ở các huyện, thị xã mỗi nơi có 12 lớp chất lượng cao.

Qua 3 năm thực hiện loại hình giáo dục này, các nhà trường đã phát hiện năng khiếu của các em từ cấp tiểu học, đặc biệt những học sinh có tư chất thông minh để tạo sự đồng bộ giáo dục từ bậc TH lên THCS và THPT. Từ đó học sinh có thêm nhiều cơ hội học tập, trau dồi kiến thức, từng bước nâng cao và cải thiện chất lượng giáo dục của trường vùng xa. Bên cạnh đó, thay đổi loại hình đào tạo, tạo ra phong trào tự học mạnh mẽ từ bậc TH trên địa bàn huyện, nhận được sự đồng thuận trong đông đảo phụ huynh. Hồ sơ đăng kí tuyển sinh vào lớp chất lượng cao tăng rõ rệt, phụ huynh từng bước quan tâm sát sao việc học của con em, sẵn sàng ủng hộ kinh phí giúp nhà trường có thêm điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tú - Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Phước Long - cho biết: “Sau mỗi năm học, Sở GD&ĐT đều tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm để uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung kịp thời chương trình giảng dạy chất lượng cao và hình thức tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục tốt hơn. Từ mô hình lớp chất lượng cao, tỉnh Bạc Liêu đang có định hướng đầu tư phát triển các trường trọng điểm về chất lượng ở các huyện, thị xã để tiến tới hình thành một hệ thống các trường chất lượng cao trên địa bàn toàn tỉnh”.

“Học sinh học lớp chất lượng cao đều là học sinh ngoan, hiếm khi có học sinh cá biệt. Khi tham gia các phong trào của trường, các hoạt động ngoại khóa, các em rất tự tin và nhiệt tình, năng động, cùng nhau vươn lên, luôn giữ vững thành tích học tập tốt”.

Ông Đỗ Thanh Hân - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Bạc Liêu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.