Khoa KH&CN Giáo dục ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì của IPDA tại Việt Nam

GD&TĐ - Năm 2024, Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục – ĐH Bách khoa Hà Nội vai trò là đơn vị chủ trì của IPDA tại Việt Nam.

Năm 2024, Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục – ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị chủ trì của IPDA tại Việt Nam.
Năm 2024, Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục – ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị chủ trì của IPDA tại Việt Nam.

Hiệp hội Phát triển chuyên môn quốc tế chi nhánh Việt Nam theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của đông đủ đại diện các tổ chức thành viên Hiệp hội Phát triển chuyên môn quốc tế (International Professional Development Association – IPDA) từ Anh Quốc và Việt Nam, với hơn 400 thành viên đến từ 25 quốc gia.

IPDA tuyên bố sứ mạng là kết nối các nhà giáo dục toàn cầu, khuyến khích đối thoại về chính sách, thực hành và nghiên cứu liên quan đến học tập, đào tạo phát triển chuyên môn, tập trung vào việc nâng cao chất lượng phát triển chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

IPDA sẽ hoạt động chính ở các lĩnh vực như: Tổ chức các hội thảo quốc tế; Xuất bản các tạp chí khoa học uy tín; Điều phối các cộng đồng nghiên cứu, hướng tới các nguồn tài trợ, bảo trợ uy tín; Tổ chức các chương trình cố vấn (mentoring) và hướng dẫn (coaching); Trao giải cho những đóng góp xuất sắc.

Từ năm 2017 đến nay, các hoạt động của IPDA ở Việt Nam có sự tham gia của Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội. Năm 2024, Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục – ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị chủ trì của IPDA tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, TS. Lizana Oberholzer - Chủ tịch IPD GS, Trưởng khoa – Khoa Luật và Khoa học Xã hội, Trường ĐH London Southern Bank đã giới thiệu về sứ mệnh, tầm nhìn, các hoạt động của IPDA cũng như những lợi ích của các tổ chức và cá nhân thành viên IPDA.

Đồng thời, TS. Lizana Oberholze đã công bố những kết quả, dự án tiêu biểu mà IPDA đã đạt được trong việc hỗ trợ phát triển chuyên môn đối với giáo viên, nhà quản lý của các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục trên toàn thế giới.

Thay mặt ĐH Bách khoa Hà Nội, TS.Bùi Thị Ngọc Thuỷ - Phó Trưởng ban Hợp tác đối ngoại cho rằng: “Việc thành lập IPDA Việt Nam sẽ tạo ra một không gian mới mạnh mẽ cho các nhà giáo dục Việt Nam tham gia vào các thực tiễn tốt nhất toàn cầu, trao đổi ý tưởng và hợp tác trong các sáng kiến nhằm giải quyết những thách thức ở cả địa phương và quốc tế.

IPDA Việt Nam không chỉ cung cấp quyền truy cập vào tri thức toàn cầu mà còn thúc đẩy sự đổi mới tại địa phương, giải quyết các thách thức cụ thể mà cộng đồng giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt.

Nó cũng tạo ra cơ hội để các nhà giáo dục của chúng ta làm việc chặt chẽ với các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, học hỏi từ các hệ thống, kinh nghiệm và đổi mới khác nhau”.

Phát biểu nhận nhiệm vụ Chủ trì IPDA tại Việt Nam, PGS. TS. Lê Hiếu Học - Trưởng Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục đã giới thiệu các hoạt động đào tạo và nghiên cứu cũng như quan điểm của khoa đối với phát triển chuyên môn của giảng viên, những đóng góp của những hoạt động này đối với chất lượng đào tạo, nghiên cứu, thu hút giảng viên xuất sắc, duy trì sự gắn kết và thành công của sinh viên, và uy tín của cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục sẵn sàng với vai trò Chủ trì IPDA Việt Nam và mong muốn sẽ được kết nối và hợp tác với các nhà giáo dục, các cơ sở giáo dục trong toàn quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nếu mô hình BT được nghiên cứu kỹ lưỡng, đổi mới, khắc phục những bất cập của giai đoạn trước vẫn có thể phát huy hiệu quả.

Chuyên gia mong 'hồi sinh' hợp đồng BT

GD&TĐ - Nhiều ý kiến gia cho rằng, nếu quy định được đổi mới toàn diện và khắc phục bất cập, thì hợp đồng BT sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả.