Robot phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ

GD&TĐ - Khi bị đột quỵ, bệnh nhân có xu hướng gặp khó khăn trong việc chuyển tiếp các lệnh từ não đến những bộ phận khác của cơ thể, như tay hoặc chân.

Các nhà khoa học đã phát minh một hệ thống robot mới, được gọi là NCyborg, với hy vọng có thể giúp những bệnh nhân đột quỵ hoạt động bình thường.

NCyborg hiện được phát triển thông qua sự hợp tác giữa Bệnh viện Tongji của Trung Quốc (trực thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung) và công ty giao diện máy tính não BrainCo trực thuộc Harvard.

Nhóm nghiên cứu đề ra kế hoạch phát minh một hệ thống đeo được. Hệ thống này sẽ được sử dụng để phục hồi chức năng cho bàn tay bị liệt của các bệnh nhân đột quỵ. Nó sẽ bao gồm ba thành phần chính: Một băng đeo đầu EEG (điện não đồ) đọc tín hiệu điện từ não, một băng tay đọc các tín hiệu thần kinh cơ từ cẳng tay và một găng tay robot được hỗ trợ đeo trên tay.

Khi bệnh nhân cố gắng thực hiện một hành động nào đó bằng tay, băng đô và băng tay sẽ phát hiện các tín hiệu điện đi kèm. Từ đó, chuyển dữ liệu đến một máy tính được liên kết. Ở đó, một thuật toán dựa trên trí tuệ nhân tạo sẽ tham chiếu chéo mẫu tín hiệu điện đặc biệt với cơ sở dữ liệu về các chuyển động của bàn tay.

Hệ thống có thể giúp bệnh nhân hồi phục sau một thời gian sử dụng.

Hệ thống có thể giúp bệnh nhân hồi phục sau một thời gian sử dụng.

Qua đó, xác định chuyển động nào phù hợp với mẫu cụ thể đó. Sau đó, nó sẽ kích hoạt găng tay, đồng thời di chuyển bàn tay thông qua hành động dự định.

Ý tưởng của các nhà khoa học là, việc luyện tập theo phương pháp này sẽ dần xây dựng lại các đường dẫn thần kinh bị tổn thương của người dùng. Sau một thời gian như vậy, bệnh nhân sẽ có thể thực hiện các chuyển động của tay mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ robot.

Nhóm nghiên cứu bày tỏ hy vọng rằng, phiên bản của hệ thống sẽ ra mắt trong vòng 5 năm tới. Tại thời điểm đó, công cụ này sẽ có khả năng xác định ít nhất 8 ý định chuyển động của tay với tỷ lệ chính xác trên 90%. Đồng thời, hệ thống có thể sẽ phản ứng trong vòng chưa đầy 300 mili giây.

“Mục tiêu của dự án là phát triển một robot phục hồi chức năng đột quỵ dễ sử dụng, đáng tin cậy và giá cả phải chăng. Công cụ này sẽ cải thiện hiệu quả phục hồi chức năng cho những người sống sót sau đột quỵ, đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng và giảm chi phí liên quan”, Tiến sĩ Jonh H.Zhang của Bệnh viện Tongji và là đồng tác giả của bài báo về dự án, cho biết.

Bài báo về nghiên cứu gần đây đã được xuất bản trên tạp chí Brain Hemorrhages.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...