Phát hiện virus băng gần 15 nghìn năm tuổi trong lõi

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã thu thập virus từ các mẫu băng gần 15.000 năm tuổi. Mẫu vật được lấy từ các sông băng trên Cao nguyên Tây Tạng.

Khoảng 1/2 virus dường như rất thích hợp với cuộc sống ở băng.
Khoảng 1/2 virus dường như rất thích hợp với cuộc sống ở băng.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hàng chục loài virus chưa được biết đến. Bằng chứng này có thể cung cấp một cái nhìn hấp dẫn về lịch sử tiến hóa của virus.

Các sông băng là “nhân chứng” lưu giữ lịch sử. Bởi, đây là nơi có sự xuất hiện của các hạt bụi, khí, vi khuẩn và vật chất từ các khoảng thời gian khác nhau. Vì những lớp này tích tụ theo thời gian, các nhà khoa học có thể khoan và nghiên cứu lõi băng. Nhờ đó, tìm hiểu về khí hậu cổ đại, những gì có trong khí quyển và sự sống tồn tại ở các thời điểm khác nhau.

Nghiên cứu mới do các nhà khoa học từ Đại học Bang Ohio (Mỹ) dẫn đầu. Họ phát hiện, các lõi băng được khoan từ chỏm băng Guliya trên Cao nguyên Tây Tạng có niên đại 14.400 năm tuổi.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã phân tích các lõi này để tìm ra loại virus ở trong, cũng như mã di truyền của 33 loại virus đã được xác định. Bốn trong số này được phát hiện thuộc về các loại vi khuẩn đã biết. Tuy nhiên, ít nhất 28 loại trong số được phát hiện chưa từng được biết đến trước đây.

Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết, những virus này có thể có nguồn gốc từ thực vật và đất. Chúng không nhất thiết bị cản trở bởi cái lạnh. Trên thực tế, khoảng 1/2 virus dường như rất thích hợp với cuộc sống ở băng.

Matthew Sullivan - đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Đây là những loại virus có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt. Những loại virus này có dấu hiệu của các gen giúp chúng lây nhiễm vào tế bào trong môi trường lạnh. Đây là dấu hiệu di truyền về cách một loại virus có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt”.

Sự ô nhiễm bởi các vi khuẩn hiện đại là một vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới. Qua đó, khử trùng các lõi băng. Họ đã loại bỏ các lớp 0,5 cm (0,2 inch) của vật liệu bên ngoài bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.

Đầu tiên là cưa, sau đó rửa bằng ethanol và cuối cùng là dùng nước vô trùng. Phần bên trong của lõi băng sau đó có thể được kiểm tra và không bị nhiễm bẩn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc có thể nghiên cứu tốt hơn những vi sinh vật cổ đại có thể giúp hiểu rõ hơn về lịch sử tiến hóa của chúng. Đồng thời, biết về cách các vi khuẩn đó thích ứng với sự thay đổi khí hậu trong quá khứ, cũng như khả năng của chúng trong tương lai.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.